Hà Nội: Khởi công xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin công nghệ Châu Âu
Thứ tư, 30/3/2022 | 3:59:08 Chiều
moitruongplusSáng 30/3/2022, Tập đoàn AMACCAO đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin tại Khu xử lý Chất thải rắn Xuân Sơn , Sơn Tây, Hà Nội. Nhà máy có công suất xử lý rác: 1.500 - 2.000 tấn/ ngày đêm, công suất phát điện đạt 37MW.
Tham dự lễ khởi công có ông Nguyễn Trọng Đông, Uỷ viên thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; bà Phan Thị Thanh Mai - Thành uỷ viên, Phó trưởng đoàn Chuyên trách đoàn đại biểu Quốc Hội, ông Phạm Quý Tiên - Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; đại diện một số Bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội; đại diện liên danh nhà thầu EPC COVANTA-Sanfeng cùng Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Tập đoàn AMACCAO.
Việc xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin nhằm mục tiêu tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt cho thành phố Hà Nội từ 1500 đến 2000 tấn/ ngày đêm, giảm thể tích phải chôn lấp từ 100% xuống còn 3%, góp phần làm sạch môi trường sống của người dân địa phương, thành phố Hà Nội, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp và phát điện lưới quốc gia.
Nhà máy được giới thiệu sẽ sử dụng công nghệ hiện đại Châu Âu để đốt rác tận thu nhiệt phát điện với chỉ tiêu khí thải, khói thải sau đốt đạt tiêu chuẩn khí thải EU 2010/75/EC, nghĩa là như khí trời tự nhiên; chỉ tiêu nước thải xử lý đạt cột A 2014/BTNMT được tuần hoàn và tận thu, không thải ra ngoài nhà máy; không phát tán bụi, tiếng ồn, mùi… ra môi trường bên ngoài. Để xây dựng nhà máy điện rác Seraphin, AMACCAO sử dụng 100% vốn đầu tư xã hội hoá, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, ông Tô Văn Nhật - Thành viên sáng lập, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn AMACCAO, đại diện Chủ đầu tư cho biết: Nhận thấy ô nhiễm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp đang là vấn đề bức xúc dân sinh trong nhiều đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, lãnh đạo Tập đoàn AMACCAO bao gồm nhiều chuyên gia nước ngoài đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tại các dự án, các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nước thải trên thế giới.
Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, AMACCAO đã tìm ra được loại hình nhà máy và công nghệ phù hợp nhất hiện nay đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt của Hà Nội. Đó là xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp bằng phương pháp đốt phát điện với công nghệ lò ghi cơ học xuất xứ từ Châu Âu nhưng đã được các tập đoàn Châu Á cải tiên 30 năm nay cho phù hợp với rác thải Châu Á (rác không phân loại, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp). Công nghệ đã được 564 nhà máy đang vận hành thành công ở Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Srilanka, Bangladesh, Ấn Độ, các nước Ả Rập… là những khu vực có tính chất rác thải sinh hoạt tương đồng với chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam.
Theo đại diện Tập đoàn AMACCAO, hiện nay, đa số các dự án về điện rác tại Việt Nam do các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài là nhà đầu tư hoặc tổng thầu có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc vốn vay ODA. Điều này làm Việt Nam lệ thuộc nhiều nước ngoài về an ninh môi trường cũng như mất đi cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa. Một số dự án do các doanh nghiệp Việt Nam trước đây thực hiện vì chưa khảo sát, nghiên cứu kỹ về công nghệ, vì điều kiện kinh tế hay vì những lý do khác nên vẫn còn nhỏ lẻ, công nghệ không phù hợp, xử lý không triệt để, nhiều dự án của các công ty môi trường trực thuộc tỉnh tại các tỉnh thành vay vốn ODA đầu tư công nghệ chưa phù hợp dẫn đến không vận hành được nhà máy và lãng phí hàng trăm triệu tới hàng tỉ đô la.
Các đại biểu nhấn nút lễ khởi công nhà máy điện rác Seraphin
AMACCAO với thế mạnh kĩ thuật - công nghệ của mình đã nhận chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh SERAPHIN từ các cựu cổ đông và Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long, sau đó đã đề xuất thành phố cho phép chuyển đổi công nghệ, cải tạo, đầu tư xây dựng nhà máy điện rác SERAPHIN. Sau thời gian nỗ lực cùng sự giúp đỡ của đơn vị tư vấn nước ngoài, đặc biệt là nhận được sự tin tưởng, hỗ trợ của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, các Sở ban ngành và địa phương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, được các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Cục Phòng cháy chữa cháy - Bộ Công An hết sức giúp đỡ, dự án đã được phê duyệt đầy đủ thủ tục pháp lý, đủ điều kiện động thổ và khởi công.
Tại Lễ khởi công, chủ đầu tư cam kết sẽ thần tốc triển khai khởi công, thi công an toàn, chất lượng đặc biệt đảm bảo tiến độ nhanh chóng đưa nhà máy đi vào hoạt động trong vòng 20 tháng tới, đảm bảo các tiêu chí về khí thải, nước thải, mùi, tiếng ồn… đạt tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn Việt Nam. Các tiêu chuẩn này sẽ được gửi trực tuyến qua Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố phê duyệt, cùng bảng hiển thị công khai tại cổng nhà máy để cơ quan chính quyền và nhân dân địa phương cùng giám sát.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.