moitruongplus Những năm qua, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm đất rừng đất công ở huyện Xuyên Mộc xảy ra liên tục, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch, mục đích sử dụng đất nông nghiệp, công tác bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên.

Thực trạng xây dựng chuồng trại, nhà ở, nhà yến trên đất nông nghiệp, đất vườn, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng cũng như đất khu bảo tồn nhà nước diễn ra tràn lan tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một ví dụ điển hình, gây bức xúc trong nhân dân.


Xây dựng nhà yến trái phép trên đất nông nghiệp

Phản ánh tới Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, một số người dân tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cho biết: Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã tự ý san gạt, cải tạo rồi xây dựng các công trình quy mô, kiên cố trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng, đất khu bảo tồn thiên nhiên nhưng không bị chính quyền xử lý hoặc xử lý không triệt để, giải tỏa, trong khi hàng chục công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của người dân ở các địa phương khác trong tỉnh lại bị phá, dỡ, gây bức xúc trong dư luận.

Có mặt tại địa phương này, phóng viên không khó để có thể tìm ra những công trình sai phép lớn, nhỏ "mọc” lên trên những thửa đất nông nghiệp. Theo quan sát của phóng viên, lợi dụng có nhà ở liền kề các cánh đồng lúa, đất trồng cây, nhiều hộ dân đã xây dựng các công trình chuồng trại chăn nuôi quy mô, nhà yến, nhà ở kiên cố trên những diện tích đất rộng tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn m2.




Nhiều công trình sai phép lớn, nhỏ mọc lên trên những thửa đất nông nghiệp

Điển hình như vừa qua, UBND huyện Xuyên Mộc đã ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính trường hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ ở ấp Láng Găng, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc về hành vi lấn chiếm xây dựng nhà không phép trên đất do Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu quản lý, diện tích chiếm là 72 m2 thuộc khoảnh 4, tiểu khu 28. Loại đất nông nghiệp là đất rừng đặc dụng tại khu vực nông thôn. Trường hợp ông Nguyễn Văn Kỳ là tái phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Cũng tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ ở tiểu khu 28 còn rất nhiều nhà tôn cạnh thửa đất này đang được ông Kỳ cho dựng nhà tôn để cho thuê.

Cách đó không xa khu vực tiểu khu 28 cũng có rất nhiều nhà xưởng, nhà Yến, nhà trang trại xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại mà không được chính quyền xử lý.

Trao đổi với phóng viên, hầu hết các hộ gia đình này đều thừa nhận thuê nhà của gia đình ông Kỳ. Còn quá trình xây dựng thì chúng tôi không rõ là tự ý, không xin phép, hay thông qua chính quyền chưa? báo cáo chính quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không?

Mặc dù biết rõ việc xây dựng như vậy là vi phạm pháp luật về đất đai cũng như hậu quả của nó cho môi trường, xã hội địa phương, tuy nhiên vì nhu cầu phát triển kinh tế, lấn chiếm đất công nên họ đã bất chấp, cố tình xây dựng, phớt lờ sự nhắc nhở của chính quyền địa phương, kể cả bị phạt tiền, nhiều lần họ vẫn chấp nhận.

Xây dựng trái phép tràn lan trên đất nông nghiệp do đâu?

Ngoài ra, do sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của một số cán bộ đô thị xã, huyện để người dân xây dựng, bất chấp sự chỉ đạo và đã nhiều lần xử lý, cơ quan công an cũng đã khởi tố, bắt giữ một số trường hợp vi phạm.

Mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực đất đai, trong đó xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, các đảng viên trong việc giám sát, phát hiện và thông báo những sai phạm trong lĩnh vực đất đai về cho lãnh đạo địa phương để xử lý, nếu cố tình bao che, dấu diếm sẽ bị xử lý theo quy định.

Địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý có diễn biến phức tạp thì bị xem xét kiểm điểm trách nhiệm, kỷ luật về mặt Đảng; Đảng viên biết và để người thân thực hiện việc vi phạm mà không báo để ngăn chặn sẽ bị phê bình nghiêm khắc.

Liên quan tình trạng trên phóng viên đã liên hệ hệ với ông Nguyễn Văn Linh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuyên Mộc, ông Linh cho biết: "Trường hợp ông Nguyễn Văn Kỳ này đã được UBND huyện ra quyết định xử lý về tình trạng tái vi phạm. Còn tình trạng xây dựng trái phép nhiều nơi thì trách nhiệm xã nào thuộc UBND xã đó theo dõi giám sát, xử lý, quản lý.”



Sau đó phóng viên đã liên hệ với UBND xã Bình Châu nhưng được ông Nguyễn Kỳ Nhân, Chủ tịch UBND xã trao đổi: "Hiện tại UBND xã mọi người đang bị Covid nghỉ cả”. Lạ thay phóng viên lại được người dân phán ánh ông Nam, Cán bộ địa chính phụ trách thủy lợi UBND xã Bình Châu lại ngồi cà phê đàm đạo với nhiều người trong giờ hạnh chính. Tại thời điểm phóng viên ghi nhận từ 8h tới 9h30 thì ông Nam vẫn đang ngồi cà phê với bạn bè trong khi rất nhiều người dân đang cần cán bộ xã hướng dẫn làm thủ tục.

Phóng viên lại liên hệ với Sở Nội vụ được vị lãnh đạo sở Nội vụ cho biết: "Quy định thời gian làm việc đều có ở tất cả trụ sở UBND xã và Chủ tịch UBND các xã đều nắm rõ”. Việc gian lận thời gian nhà nước của ông Nam cần được xử lý cũng như răn đe cho các công chức viên chức cấp xã có trách nhiệm với công việc của mình để phục vụ nhân dân hơn nữa.



Việc san lấp, xây dựng trái phép tràn lan trên đất nông nghiệp không những làm thay đổi toàn bộ hiện trạng đất nông nghiệp, đất rừng cũng như làm hỏng hệ sinh thái xung quanh, mà còn tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống cho các cụm dân cư, phá vỡ các quy luật tự nhiên cho các vùng cũng như quy hoạch tổng thể đất đai.

Đặc biệt, do việc xử lý của chính quyền không quyết liệt, triệt để ngay từ đầu còn tạo ra những tiền lệ xấu, người dân đua nhau gom đất nông nghiệp tự ý san lấp, xây dựng các công trình sai phép, về lâu dài còn gây cản trở khó khăn cho công tác quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước đầu tư, phát triển các hạ tầng xã hội, các dự án tập trung ở địa phương.

Để chấm dứt tình trạng này, đã đến lúc các cơ quan chức năng huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải rà soát, kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả yêu cầu tháo dỡ công trình để trả lại hiện trạng đất.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.