moitruongplus Chiều 5/8, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 4728/BCT-TTTN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số chợ phải đóng cửa tạm thời do có ca nhiễm bệnh. Để tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục khẩn trương thực hiện một số nội dung đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương.

Cụ thể, Bộ Công Thương chỉ đạo sở, ngành liên quan hướng dẫn, bố trí địa điểm tạm thời thay thế các chợ bị đóng cửa do có ca nhiễm, trong đó lưu ý đến địa điểm bố trí bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh. Các tiểu thương chỉ kinh doanh hàng hóa thiết yếu theo quy định. 

Mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời được kiểm soát tốt và tổ chức mua bán theo nguyên tắc một chiều. Số lượng hộ kinh doanh phải phù hợp, bảo đảm giãn cách giữa các tiểu thương và khách mua hàng.

Mọi người thực hiện tốt thông điệp 5K và công tác phòng chống dịch trong quá trình mua bán hàng hóa tại địa điểm bố trí tạm thời.

Người làm việc tại chợ như quản lý chợ, người bán hàng, lao động tại địa điểm bố trí tạm thời đã được tiêm ít nhất một mũi vắcxin. Những người này thường xuyên được xét nghiệm để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, việc đánh giá để mở cửa trở lại đối với các chợ tạm thời đóng cửa do có ca nhiễm Covid-19 cũng cần được chú ý, rà soát lại. Ngoài việc đã tiêm ít nhất một mũi vắcxin, những người làm việc tại chợ (trước khi quay trở lại làm việc) phải được xét nghiệm (bằng phương pháp PCR) và có kết quả âm tính còn hiệu lực. Toàn bộ chợ và xung quanh khu chợ được vệ sinh, khử khuẩn ttheo quy định.

Bộ Công Thương nêu các điều kiện cần thiết để mở lại chợ sau thời gian tạm đóng cửa. (Ảnh minh họa)

Trên cơ sở đó, các địa phương cần có biện pháp kiểm soát tốt người làm việc tại chợ. Người làm việc tại chợ phải khai báo y tế hàng ngày. Nếu có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế, tiểu thương, người quản lý, lao động tại chợ không được đến chợ làm việc.

Trước khi đến nơi làm việc, người làm việc tại chợ nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở…phải báo cho đơn vị quản lý chợ, y tế địa phương để được tư vấn và xử lý theo quy định.

Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương phải tổ chức kiểm soát tốt người mua, bán tại chợ. Người làm việc tại chợ phải khai báo y tế trước khi vào chợ (bằng mã QR code hoặc thẻ ra vào chợ…). Người ra vào chợ phải được đo thân nhiệt tại khu vực cửa vào chợ, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định. Quản lý chợ bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng. Nước sát khuẩn tay được bố trí đầy đủ. Khu vực xếp hàng vào chợ có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng theo quy định.

Các xe vận chuyển hàng hóa vào chợ phải được kiểm soát tốt, có nhật ký hành trình di chuyển để cơ quan chức năng kiểm tra khi cần thiết, cài đặt Bluezone, phần mềm khai báo y tế. Riêng đối với chợ đầu mối, quản lý chợ bố trí khu vực test nhanh tại chợ (nếu có thể), bán hoặc cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch tại chợ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương lập Tổ tăng cường hỗ trợ phòng chống dịch tại chợ: bố trí số điện thoại hotline 24/24 để tiếp nhận và hỗ trợ liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Đồng thời, địa phương thường xuyên đánh giá lại và đạt xếp loại đánh giá nguy cơ, như thực hiện tốt, ít nguy cơ lây nhiễm (từ 80-100 điểm) theo Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Công văn nhấn mạnh "Cơ quan có thẩm quyền cho phép chợ mở cửa hoạt động trở lại nếu đáp ứng các yêu cầu nêu trên".

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, căn cứ nguồn lực và tình hình thực tiễn tại địa phương để chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại chợ.

Theo Kinh tế Môi trường

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.