moitruongplus Từ đầu năm, Bắc Giang thu hút 4 dự án mới vào các KCN, gồm 3 dự án FDI và 01 dự án DDI, với số vốn đăng ký đạt 98 triệu USD và 2.692 tỷ đồng. Chưa đầy ba tháng, các KCN Bắc Giang đã đạt gần 40% kế hoạch thu hút vốn đầu tư dự án của năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Giang đã thu hút đầu tư được 4 dự án mới vào các khu công nghiệp, trong đó có 3 dự án FDI và 1 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 98 triệu USD và 2.692 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh này cấp điều chỉnh vốn cho 32 dự án, trong đó 10 dự án tăng vốn thêm 169 triệu USD. 

Như vậy, tổng số vốn đầu tư cấp mới và bổ sung quy đổi đạt khoảng 384 triệu USD, bằng 38,4% kế hoạch năm 2022.

Riêng trong tháng 3, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận 17 hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ban đã xem xét, cấp mới hai dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký đạt 97,5 triệu USD, cấp điều chỉnh cho 10 dự án, trong đó có hai dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 88,7 triệu USD.

Đến nay, Bắc Giang có 421 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, trong đó có 316 dự án FDI, 105 dự án DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,682 tỷ USD và 14.179 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt khoảng 4,18 tỷ USD và khoảng 6.182 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Bắc Giang là tỉnh có sức hút lớn với nhiều doanh nghiệp FDI.

Trong những năm qua, Bắc Giang ghi nhận làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều "gã khổng lồ" như JA Solar, Sumimoto, Foxconn, Luxshare,…Tỉnh này cũng liên tục công bố các thông tin tích cực như bổ sung các khu công nghiệp mới, mở rộng các khu công nghiệp hiện có.

Nhiệm kỳ 2021 - 2025, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xây dựng định hướng phát triển toàn diện các ngành kinh tế gồm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó công nghiệp là động lực chủ yếu.

Sự phát triển của công nghiệp khiến tốc độ nhập cư vào Bắc Giang ngày càng gia cao, từ đó gia tăng nhu cầu nhà ở, khu vui chơi giải trí phục vụ chuyên gia, người lao động đến sinh sống, làm việc tại các khu công nghiệp và cũng mở ra cơ hội đầu tư tại nhiều phân khúc, loại hình cho thị trường này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.