Thái Bình: Cần kiểm tra chất lượng thi công công trình tại dự án 33 tỷ huyện Quỳnh Phụ!
Thứ sáu, 25/2/2022 | 9:52:58 Chiều
moitruongplusDự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐH.72A từ cầu Đá đến Cụm công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ bị đặt nghi vấn "rút ruột” công trình, chất lượng thi công không đạt chuẩn
Theo tìm hiểu, dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐH.72A từ cầu Đá đến Cụm công nghiệp Quý Ninh (đường ĐT.455 cũ) huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ( sau đây viết tắt là Dự án). Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thương mại Đông Phong là bên mời thầu; Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh Tuấn Anh (sau đây viết tắt là Công ty Tuấn Anh, có địa chỉ tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ) là đơn vị trúng thầu. Tổng giá trị gói thầu là 33.629.202,000 đồng, trong đó sử dụng một phần kinh phí từ nguồn ngân sách huyện Quỳnh Phụ.
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐH.72A từ cầu Đá đến CCN Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đang bị đặt nghi vấn "rút ruột” công trình, chất lượng thi công không đạt chuẩn
Liên quan đến quá trình triển khai thi công dự án, thời gian gần đây bạn đọc liên tục phản ánh đến Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam để phản ánh dự án có nhiều "vấn đề” về môi trường, chất lượng thi công không đạt chuẩn, đặc biệt có dấu hiệu "rút ruột” công trình.
Để tìm hiểu thông tin, phóng viên đã có mặt tại hiện trường thi công đoạn từ cầu đá thuộc thôn Trung Châu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ để ghi nhận thực tế.
Mặc dù mới thi công nhưng quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ phía 2 thành cầu Đá, xuất hiện những vết nứt kéo dài từ mặt cầu lên đến mép thành cầu. Tương tự, phía mép dưới thành cầu giáp với bề mặt cũng xuất hiện những vết nứt ngang kéo dài, lộ rõ khi lớp trát bằng xi măng bị bong tróc trông rất phản cảm.
Phía 2 bên đầu cầu Đá, đơn vị thi công đã đã sử dụng lớp đá bây rải đường không đồng đều nhau, khi mà phần sát mép đường là những viên đá hộc với rất nhiều kích cỡ khác nhau, có viên thì bằng đầu ngón tay, viên thì bằng nắm tay, viên thì bằng cả cái bát con… nhìn lỗ chỗ khắp bề mặt đường, thiếu sự kết dính.
Đáng chú ý, qua quan sát có thể thấy lớp nhựa đường được tưới rất ít, thậm chí nhiều chỗ chỉ tính bằng "giọt”. Chính vì vậy chất lượng mặt đường có biểu hiện không đạt chuẩn.
Để "test nhanh” chất lượng thi công mặt đường tại dự án, và điều bất ngờ xảy ra khi mà phóng viên chỉ cần dùng ngón tay cũng dễ dàng nhẹ nhàng lột từng mảng lớn mặt đường đã trải nhựa lên. Đối với những viên đá to như bát con thì chỉ cần nhấc nhẹ cũng bung khỏi bề mặt.
Điều đáng nói khi lột lớp mặt trên lên thì phía dười hầu như không có nhựa đường, nếu có thì quá ít và đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên.
Cùng chứng kiến sự việc với phóng viên, bà N.T.D là người dân địa phương cho biết: Dự án này đã thi công trong khoảng thời gian gần một năm trở lại đây. Thời gian đầu người dân rất bức xúc về việc ô nhiễm bụi bẩn trong quá trình thi công tạo ra. Đến nay khi đã rải được lớp đá mặt đường thì đỡ bụi hơn, nhưng nhìn chất lượng thi công thế này khiến chúng tôi rất lo lắng khi công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Để thông tin được khách quan, PV đã phản ánh sự việc tới ông Nguyễn Quang Tiệp – Giám đốc Công ty Tuấn Anh. Qua điện thoại, ông Tiệp cho rằng việc sử dụng đá rải đường như vậy là hoàn toàn đúng thiết kế kỹ thuật. Đối với lớp nhựa đường dưới thì theo thiết kế chỉ có một lượt thôi, tới đây nắng lên mới thảm bê tông nhựa.
Không hiểu doanh nghiệp có thi công đúng quy trình, thiết kế như lời ông Tiệp nói hay không, nhưng có một thực tế rằng khi chứng kiến các "hiện tượng” trên đã khiến cho người dân địa phương cũng như dư luận xã hội cảm thấy bất an khi nhắc đến chất lượng công trình của dự án. Thiết nghĩ, để dự án được đảm bảo chất lượng trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư cũng như cơ quan chức năng liên của tỉnh Thái Bình, UBND huyện Quỳnh Phụ cần tiến hành thanh kiểm tra quy trình, kỹ thuật thi công. Đồng thời xác minh làm rõ có hay không hành vi "rút ruột” công trình tại dự án trên.
Trong một diễn biến khác, được biết, tại huyện Quỳnh Phụ, Công ty Tuấn Anh được cho là nhà thầu "thân quen” của địa phương này, bởi lẽ ngoài việc trúng thầu thi công dự án trên, doanh nghiệp này đã liên tiếp trúng các gói thầu xây lắp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Đơn cử như các gói thầu: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư Đồng Quỳnh, có trị giá hơn 86 tỷ đồng, dự án này cũng do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thương mại Đông Phong là bên mời thầu là; gói thầu hạ tầng điểm dân cư tổ dân phố số 1, thị trấn Quỳnh Côi, với trị giá hơn 11 tỷ đồng. Cả 2 dự án đều nằm trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Không chỉ "làm mưa làm gió” ở huyện Quỳnh Phụ, mà "vòi bạch tuộc” đấu thầu Công ty Tuấn Anh còn vươn ra nhiều huyện của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng hàng loạt các gói thầu lớn trong cùng thời điểm, thì liệu năng lực thi công của doanh nghiệp này có đáp ứng được hay không cũng đang là một dấu hỏi lớn đối với các chủ đầu tư.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.