moitruongplus Dự báo tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi lẫn thách thức đan xen trong năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kiểm soát lạm phát
Theo Nghị quyết 01 của Chính phủ, năm nay sẽ tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD. Trong đó bao gồm việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 - 8%; tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 35% GDP với việc lấy đầu tư công dẫn dắt. Song song sẽ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Ảnh minh hoạ.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng các mục tiêu của Chính phủ đề ra chỉ mang tính định hướng. Trong một thế giới vẫn có nhiều bất định như diễn biến của dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn còn tiếp tục, áp lực lạm phát. Như vậy quá trình phục hồi kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN. Hiện nay, độ mở của nền kinh tế VN rất lớn, vì vậy phục hồi của nền kinh tế cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ phục hồi của nền kinh tế thế giới. Gần đây, phần lớn các dự báo trong và ngoài nước đều cho rằng tăng trưởng GDP của VN năm nay sẽ từ 6 - 6,5% với điều kiện có chương trình hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế đi kèm. Nếu không có chương trình hỗ trợ mang tính sâu rộng thì tăng trưởng GDP của VN chỉ có thể từ 4,5 - 5%. Vì vậy, mục tiêu của Chính phủ đề ra cũng tương đồng với nhiều dự báo. Nhưng bản thân VN không thể kiểm soát được các biến số thì để đạt được mục tiêu đề ra phải kiên định với nhiểu giải pháp đồng bộ. Trong đó đặc biệt là việc thực thi chính sách như thế nào. Bởi trên thực tế, khả năng tiếp cận của người dân, của doanh nghiệp (DN) đối với các gói hỗ trợ trước đây là khá thấp. Theo đó, yêu cầu về trách nhiệm của việc kiểm tra, giám sát của cán bộ công chức trong thời gian tới khi thực hiện chương trình hỗ trợ, phục hồi kinh tế đã trình với Quốc hội.
Trong đó có cả các vấn đề về hạ tầng, nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch...
Ông Thành nhấn mạnh: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt các chính sách này thì tăng trưởng kinh tế VN sẽ có diễn biến tích cực, đạt được mục tiêu đề ra.
Hướng vốn vào sản xuất kinh doanh
Nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định rằng để đạt được mục tiêụ đề ra trong năm 2022 thì quan trọng nhất là chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải được thực hiện nhanh, đúng đối tượng để đem lại hiệu quả cao. Quan trọng nhất là trong quá trình triển khai, làm sao để rõ ràng, chặt chẽ nhằm giảm thiểu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt các chính sách này thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có diễn biến tích cực, đạt được mục tiêu đề ra.
Việc dòng tiền không chảy vào sản xuất kinh doanh mà sang những lĩnh vực đầu cơ khác như bất động sản, chứng khoán. Song song đó, các khó khăn về pháp lý cần được tháo gỡ nhanh để DN, nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi mới đồng hành cùng Chính phủ để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư toàn xã hội gia tăng.
(Nguồn: Nghị quyết 01/NQ-CP Chính phủ ban hành ngày 8/01/2022)
Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), những chỉ tiêu cụ thể được Chính phủ đưa ra và quyết ở tầm Nghị quyết ngay đấu năm 2022 chứng tỏ quyết tầm lớn của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế và sống chung an toàn với dịch. Chính vì sống chung với dịch nên tăng nguồn chi cho y tế là cẩn thiết. Nghị quyết 01 cũng là "kim chỉ nam” cho công tác triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất lịch sử với gần 350.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông cho rằng có một vài con số cần bàn bởi nó liên quan quá trình triển khai của các bộ ngành sau này. Chẳng hạn, tốc độ căng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 7 - 8% là thấp mà phải đưa ra mục tiêu đạt 2 con số, tức trên 10%. Hay gói chi an sinh xã hội, dành 6.600 tỉ đồng để hỗ trợ tiển thuê nhà cho người lao động trong lúc này là không phù hợp.
Ảnh minh hoạ.
Nghị quyết 01 cùa Chính phủ nêu rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp:
Thứ nhất là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tễ-xã hội.
Thứ hai là hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật,phát triển đồng bộ, ổn định các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền tệ, lao động, bất động sản...
Thứ ba là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất chất lượng; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Thứ tư là phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Thứ năm là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thứ sáu là thúc đẩy vùng liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch.
Từ nhận xét trên, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nêu quan điểm: Gói an sinh xã hội cần tập trung vào đào tạo lại lực lượng lao động, nâng cao tay nghề, cụ thể hóa ra bằng những bước đi cụ thể thế nào, chứ không nên làm chính sách hỗ trợ người lao động bằng kiểu "bấm đốt ngón tay” tự tính. Nghị quyết đưa ra tham vọng năng suất lao động phải tăng 5,5% để cạnh tranh với các nước, vậy ngành đào tạo việc làm cần có đề cương cụ thể, đào tạo cái gì, ngành nào để lao động có thể tăng được tỷ lệ đó, thậm chí cao hơn. Tương tự, gói hỗ trợ phát tiền cho người lao động để đóng tiền thuê nhà thì nên... bỏ đi. Thay vào đó có thể xem xét hỗ trợ người lao động được vay với lãi suất 0% với sự cam kết của chủ DN, công đoàn...
Trong gói hỗ trợ DN trị giá 110.000 tỉ đồng, cần cụ thể hóa về nhóm đối tượng cần hỗ trợ, cách thức, phương thức triển khai.
Gói giãn, giảm, miễn 35 loại phí, lệ phí cho DN là rất tốt nhưng cần có chính sách hỗ trợ để giảm chi phí logistics. Dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cẩu đứt gãy, chi phí logistics đội lên nhiều và DN sẽ khó gánh chịu nổi khi kéo dài.
Nhiều dư địa cho tăng trưởng kinh tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01 với loạt giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế hội năm 2022 nhằm phấn đấu mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6 -6,5%, thu nhập bình quân đầu người 3.900 USD
Trải qua 1 năm đối mặt với dịch bệnh đẩy cam go, phía trước dịch bệnh cũng vẫn đang diễn biến phức tạp nên nhiều ý kiến còn nghi ngại. Thế nhưng, Nghị quyết 01 đã lường hết các yếu tố chủ quan và khách quan có thể tác động đến nền kinh tế trong năm nay. Từ đó, cân đối giữa khó khăn với lợi thế; cơ hội và thách thức; nền tảng và biến số... để đưa ra các giải pháp phù hợp cho mục tiêu này. Đơn cử, Nghị quyết 01 đánh giá năm nay, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn thì giải pháp khắc phục chính là giải ngân 100% vốn đầu tư công. Nghĩa là vốn công sẽ vươn lên dẫn dắt để khối doanh nghiệp tư nhân có thêm thời gian phục hồi. Tương tự, năm 2021 kinh tế - xã hội đối diện tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn lao động. Do đó, một trong những giải pháp năm 2022 là bảo đảm an sinh xã hội, an dân, khôi phục và ổn định thị trường lao động, cơ cấu lại lao động, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Nếu năm 2021 xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế khi kim ngạch đạt kỷ lục thì sang năm 2022, nghị quyết tiếp tục coi đẩy mạnh xuất khẩu là 1 trong 3 trọng tâm để duy trì đà tăng trưởng... Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy, chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin tưởng vào những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong năm nay.
Chưa kể từ năm 2022, nhiều cánh cửa đã rộng mở. Cụ thể, từ ngày 1.1, các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đã chính thức cất cánh, ở bên trong, nhiều tỉnh, thành đã "dọn nhà đón khách". Hy vọng hàng không và du lịch - những ngành đã có một thập kỷ tăng trưởng đầy ấn tượng sẽ trở lại mạnh mẽ. Cũng từ đầu năm nay, siêu Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới (RCEP) mà VN tham gia chính thức có hiệu lực, mở ra một thị trường rộng lớn bao la cho hàng hóa VN. Thực tế, ngay từ đầu tháng 10 khi mở cửa trở lại, kinh tế đã có sự tăng tốc ấn tượng. Chúng ta đã cán đích năm 2021 với xuất khẩu lập kỷ lục; thu hút vốn đẩu tư nước ngoài vượt chỉ tiêu...; và đặc biệt, giữ được một nền tảng vĩ mô ổn định. Đây chính là cái "trớn”, tạo tiền đề cho đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế tiếp tục trong thời gian tới. Đến hôm qua, TP.HCM – đầu tàu của đất nước đã khôi phục hoàn toàn khu vực dịch vụ vốn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế TP. Đầu tàu đã khởi động, đoàn tàu chắc chắn sẽ tăng tốc.
Nhưng tốc độ của "đoàn tàu” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là việc áp dụng đồng bộ các giải từ phía các địa phương, bộ, ban, ngành. Bởi đến tận lúc này, rất nhiều vẫn chưa "thích ứng linh hoạt” dù vắc Covid-19 đã phủ đến mũi 3, dù chủ trương sống thích nghi với dịch đã được áp dụng nhiều tháng. Vẫn có những địa phương yêu cầu khách du lịch phải xét nghiệm, vẫn có nhiều khách sạn đòi test nhanh, vẫn có tự nâng cấp độ dịch rồi từ đó hạn chế các hoạt động sản xuất, hoạt của người dân, doanh nghiệp. Đó là lý do Chính phủ đưa ra chủ đề điều hành năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương chủ động thích ứng an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Chính phủ đã trải thảm, bất cứ nơi nào "rải đinh" cần phải được loại bỏ để đoàn tàu kinh tế cập bến mục tiêu.
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Nguyên giám đốc Sở KHCN – MT Hà Nội
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.