moitruongplus Sáng 24/12, UBND TP.Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” tại Gem Center, Q.1.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, trong quá trình xây dựng chính sách và phát triển kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh xác định ngành công nghiệp-công nghiệp hỗ trợ là một ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế thành phố.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: ITN
Vai trò quan trọng đó được thể hiện qua giá trị sản xuất công nghiệp thành phố chiếm khoảng 32,3% sản lượng công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp khoảng 16% quy mô sản xuất công nghiệp cả nước.
Tuy nhiên, qua đánh giá chung, tình hình phát triển ngành công nghiệp-công nghiệp hỗ trợ Thành phố vẫn chưa được phát huy, khai thác hết tiềm năng. Công nghiệp hỗ trợ chủ yếu phục vụ sản xuất sản phẩm với công nghệ đơn giản, phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao; việc phân bổ mặt bằng sản xuất, quỹ đất dành cho công nghiệp-công nghiệp hỗ trợ chưa phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và chưa khai thác tốt lợi thế, tiềm năng của ngành nói chung và các doanh nghiệp nói riêng…
Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện các chủ trương giảm các ngành nghề thâm dụng lao động trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), Thành phố chú trọng xây dựng các KCN chuyên ngành, kết nối hình thành các KCN chuyên ngành về y tế; KCN dược; KCN lương thực, thực phẩm; KCN cơ khí. Đồng thời, Thành phố cũng triển khai dành quỹ đất để hình thành KCN hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Đóng góp ý kiến để thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bền vững, các đại biểu cho rằng, các KCN, KCX hiện hữu của thành phố phải từng bước tích hợp các yếu tố tích cực từ các mô hình KCN trên thế giới vì các mô hình KCN, KCX hiện nay là các KCN hỗn hợp đa ngành nhưng lại kết nối yếu với các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước. Điều này thể hiện việc nguyên vật liệu và linh kiện chỉ mới nội địa hóa khoảng 40%, máy móc thiết bị vẫn phải nhập khẩu 70%.
Trong quá trình chuyển đổi hậu công nghiệp, nếu Thành phố muốn tiếp tục duy trì KCN hiện hữu thì phải bổ sung hệ sinh thái kết nối các doanh nghiệp trong KCN, kết nối chuỗi cung ứng bên trong, bên ngoài khu vực và quốc tế. Bổ sung hệ sinh thái kết nối các doanh nghiệp với các chính sách ưu tiên và hỗ trợ của thành phố về thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi quá trình sản xuất theo hướng đổi mới sáng tạo gắn với quá trình chuyển đổi số.
Cùng với đó, bổ sung hệ sinh thái kết nối các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp và các nhà phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm phát triển từng bước cộng sinh công nghiệp, giảm chi phí sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, từng bước hình thành yếu tố cốt lõi của KCN sinh thái.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.