moitruongplus Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên sẽ quy hoạch bổ sung 4 Khu công nghiệp với tổng diện tích 1.322 ha.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
UBND tỉnh Thái Nguyên đang lấy ý kiến dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thái Nguyên sẽ quy hoạch bổ sung 4 KCN với tổng diện tích 1.322 ha ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, liên quan đến việc phát triển các khu công nghiệp (KCN), tỉnh dự kiến giữ nguyên 7 KCN đã được phê duyệt, gồm Sông Công I (TP Sông Công), Điềm Thuỵ (huyện Phú Bình và TX Phổ Yên), Nam Phổ Yên (TX Phổ Yên), Yên Bình (TX Phổ Yên) Sông Công II (TP Sông Công), Phú Bình (huyện Phú Bình) và Quyết Thắng (TP Thái Nguyên).
Cùng với đó, điều chỉnh lại diện tích Khu A của KCN Điềm Thuỵ từ 180 ha lên 191,1 ha và mở rộng KCN Nam Phổ Yên từ 120 ha lên 263 ha.
Tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ quy hoạch bổ sung 4 KCN với tổng diện tích 1.322 ha. Cụ thể, gồm: KCN Yên Bình 2 (huyện Phú Bình và TX Phổ Yên) diện tích 300 ha; KCN Phú Bình 3 (huyện Phú Bình) diện tích 300 ha; KCN Thượng Đình (huyện Phú Bình) diện tích 130 ha và KCN với diện tích 592 ha nằm trong KCN - đô thị - dịch vụ phía Tây thị xã Phổ Yên (tổng diện tích 789 ha).
Trong giai đoạn 2021-2030, Thái Nguyên không quy hoạch phát triển khu công nghệ cao. Để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tỉnh cho biết sẽ khuyến khích và hướng các doanh nghiệp đầu tư tập trung tại Khu CNTT Yên Bình (TX Phổ Yên và huyện Phú Bình) hoặc KCN Phú Bình (huyện Phú Bình).
Như vậy, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên sẽ phát triển và mở rộng 11 KCN với tổng diện tích gần 3.873 ha (bao gồm 7 KCN đã phê duyệt và 4 KCN bổ sung). Tính thêm Khu CNTT Yên Bình (diện tích 548 ha) thì tổng diện tích các KCN của tỉnh gần 4.421 ha theo quy hoạch.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.