moitruongplus Hội tụ những xung lực lớn là thủ phủ công nghiệp phía Bắc Hà Nội, vị trí chiến lược, hạ tầng đồng bộ, tăng trưởng kinh tế nhờ thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ, cùng tốc độ đô thị hoá nhanh, thị trường bất động sản Vĩnh Phúc liệu có “cất cánh” thời gian tới?

Đón đầu tư công, hạ tầng bứt phá

Nằm tại cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc được xác định là một cực trong tam giác phát triển đô thị của vùng Thủ đô. Hưởng lợi từ vị trí kế cận sân bay Nội Bài, sở hữu tuyến đường cao tốc thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Vĩnh Phúc dễ dàng kết nối với các khu vực và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Phúc sẽ đón sóng đầu tư công với hàng loạt dự án đường cao tốc được mở rộng, nâng cấp bao gồm: dự án mở rộng Quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì, dự án mở rộng đường nối sân bay Nội Bài đi Vĩnh Phúc.

Hơn nữa, Vĩnh Phúc còn được hưởng lợi thế từ hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông đồng bộ tại khu vực Bắc Thủ đô. Kết nối giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc ngày một hoàn hảo với hệ thống 5 cây cầu bắc qua sông Hồng gồm: Cầu Mễ Sở, Cầu Việt Trì – Ba Vì, Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Đặc biệt, dự án đường vành đai 4 với chiều dài 98km đi qua 3 tỉnh thành, hứa hẹn sẽ mở ra nhiều hướng kết nối giao thương nhanh chóng giữa Hà Nội và các khu vực vùng ven, trong đó có Vĩnh Phúc.

Ngoài giao thông liên kết vùng thuận tiện, địa phương này cũng từng bước hoàn thiện hạ tầng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Trong giai đoạn 2017 – 2020, toàn tỉnh đã bố trí hơn 8.300 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng đô thị.


Bức tranh đô thị hiện đại và phát triển của thành phố Vĩnh Yên ngày nay

Quá trình đô thị hoá song hành cả về lượng và chất. Tỷ lệ dân số thành thị tăng đều hằng năm, đến nay đã đạt 45%, cao hơn 5% so với bình quân cả nước. Trong đó, đóng vai trò là đô thị hạt nhân, thành phố Vĩnh Yên đang phát triển vượt bậc với việc hoàn thành 54/59 tiêu chí đô thị loại I, định hướng trở thành đô thị loại I năm 2030.

Thủ phủ công nghiệp và tiềm năng cho bất động sản thương mại cất cánh

Từ lâu, Vĩnh Phúc luôn nằm trong "top” những tỉnh dẫn đầu về phát triển công nghiệp, là điểm đến hấp dẫn, lý tưởng và an toàn cho các nhà đầu tư.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Toyota, Honda, Piaggio đã hoạt động thành công tại đây, đồng thời tiếp tục mở rộng dự án với quy mô lớn và tạo "lực đẩy” hấp dẫn để kéo theo nhiều dự án vệ tinh, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh.

Theo dấu "đại bàng về tổ”, Tập đoàn may mặc top đầu châu Á TAL hay mới đây nhất là Foxconn – nhà sản xuất linh kiện cho Apple đã đầu tư nhà máy tại Vĩnh Phúc, khẳng định tiềm năng hấp dẫn của một thủ phủ công nghiệp lâu đời.


Tập đoàn may mặc TAL vận hành nhà máy 75.000m2 tại Vĩnh Phúc

Tính đến năm 2021, Vĩnh Phúc đã có 14 khu công nghiệp được quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập. Trong đó, đến hết tháng 9/2021, số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các khu công nghiệp còn hiệu lực đạt 404 dự án, gồm 75 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 19.428,61 tỷ đồng và 329 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 5.378,43 triệu USD.

Dự kiến trong giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng từ 23 – 25 khu công nghiệp với tổng quỹ đất khoảng 7.000ha.

Hòa với xu thế phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp trong nước và khu vực, trong những năm qua, Vĩnh Phúc tập trung phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ logistics.

Trong đó, dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc trị giá hơn 3.800 tỷ đồng quy mô lớn nhất khu vực phía Bắc đang triển khai hứa hẹn sẽ tạo nên "mắt xích” quan trọng, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư khi đến với địa phương.

Đáng chú ý, sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản công nghiệp tại Vĩnh Phúc chính là đòn bẩy cho các phân khúc bất động sản khác trên thị trường. Chỉ tính riêng cơ hội phát triển nhà ở cho nguồn lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là đối tượng lao động người nước ngoài đã mang lại dòng lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Tại Vĩnh Phúc, ước tính có hàng trăm ngàn chuyên gia, lao động đang và sẽ đến làm việc, tuy nhiên các dự án nhà ở cao cấp đa tiện ích dành cho nhóm khách hàng nhân sự chất lượng cao còn rất khan hiếm. Nhu cầu này sẽ càng gia tăng giữa thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều lao động mong muốn an cư ngay tại Vĩnh Phúc để tránh việc hạn chế di chuyển.


Phối cảnh dự án TMS Homes Wonder World tại Vĩnh Phúc – Khu đô thị tích hợp tốt nhất Việt Nam 2021

Đầu năm 2022 trở đi sẽ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của dòng bất động sản cao cấp đón đầu các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc. Trong đó, các dự án có vị trí thuận tiện kết nối, thừa hưởng hạ tầng hiện đại, tiện ích đa dạng sẽ lọt vào "mắt xanh” của các nhà đầu tư. Với sự xuất hiện của các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp như TMS Group, Vĩnh Phúc chắc chắn sẽ trở thành tâm điểm mới của thị trường địa ốc trong thời gian tới.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.