moitruongplus Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, TP Hà Nội, trong ngày 18/7/2021, Sở Công thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các hệ thống phân phối trên địa bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phòng chống dịch.
Tại cuộc họp các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội cho biết, hiện các đơn vị đã dự trữ tăng từ 30-50% lượng hàng hóa thiết yếu, đồng thời, để lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm. Đồng thời, doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Hàng hóa tại cái siêu thị, điểm bán hàng luôn đầy đủ phục vụ người dân trong bất kỳ tình huống nào xảy ra
Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện dự trữ hàng hóa theo phương án 5 của Sở Công thương Hà Nội, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (15 mặt hàng thiết yếu), và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.
Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các hệ thống phân phối cần chủ động hơn nữa nắm sát tình hình dịch Covid - 19 đang diễn biến trên địa bàn, bám sát chỉ đạo của Trung ương và TP về công tác phòng chống dịch… có phương án chi tiết thu mua hàng hóa, đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa từ các kho hàng: Kho từ các tỉnh đến kho trong địa bàn TP, từ kho của TP đến các điểm bán hàng, đặc biệt quan tâm bố trí nhân lực sắp xếp hàng hóa trên các giá kệ phục vụ nhu cầu của nhân dân, không được thiếu hàng cục bộ, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động và người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K về phòng chống dịch, phân luồng, đảm bảo giãn cách tại các điểm bán, đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch cho người lao động hạn chế tối đa người lao động bị nhiễm dịch để đảm bảo nguồn nhân lực.
Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh, sẽ tiếp tục cung cấp cho các hệ thống phân phối các doanh nghiệp có nguồn cung thiết yếu của các tỉnh, thành phố và Hà Nội để các doanh nghiệp chủ động kết nối nguồn cung, tăng lượng hàng phục vụ nhân dân. Sẵn sàng huy động 236 xe trưng dụng tại các quận, huyện, cùng với nhà cung cấp đưa hàng kịp thời đến các điểm bán.
Người tiêu dùng mua rau xanh tại siêu thị Hapro Thành Công ngày 18/7
Hiện nay, trên địa bàn TP có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid - 19, TP đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.
Sở Công Thương Hà Nội cũng khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, TP đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân. Không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và TP trong công tác phòng chống dịch Covid - 19.
Cũng trong chiều 18/7, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã vào cuộc, kiểm tra tại nhiều địa bàn để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đầu cơ găm hàng, tăng giá.
Theo Báo TNMT
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.