moitruongplus Bộ GTVT yêu cầu các địa phương cần quán triệt tinh thần phối hợp và sẵn sàng ở mức cao nhất có thể, đảm bảo mục tiêu đưa hàng hóa thiết yếu đến với bà con nhanh nhất, đầy đủ nhất.

Mới đây, cuộc họp giao ban trực tuyến về bảo đảm hoạt động vận tải hàng hóa giữa Bộ GTVT và 22 tỉnh, thành phố đã diễn ra vào chiều tối 17/7.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đến ngày 17/7, 19 tỉnh, thành phố đã công bố "luồng xanh” hàng hóa của địa phương mình. Hoạt động lưu thông hàng hóa trên các tuyến đường cơ bản đảm bảo thông thoáng. Việc ùn tắc cục bộ chỉ xảy ra vào thời điểm 8h30 - 9h sáng tại tại chốt kiểm soát Quốc lộ 22 theo hướng từ TP.HCM đi Tây Ninh, dài khoảng 0,8 km do lượng xe đông.

Thêm vào đó, sự phối hợp giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT, giữa các Sở GTVT với nhau đã có tính kết nối rất cao, hiệu quả nên việc lưu thông hàng hóa đảm bảo thông thoáng, không để xảy ra tình trạng thiếu phương tiện, thiếu lái xe, ùn tắc kéo dài... 


Lượng xe vận tải, container lưu thông khá đông trên tuyến "luồng xanh” qua TP.HCM. (Ảnh: TTXVN)

Hiện nay, trong thời gian chờ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoàn thiện phần mềm quản lý, cấp giấy thông hành chung, Sở GTVT TP.HCM vẫn đang thực hiện tốt việc điều phối, hỗ trợ các Sở GTVT khác trong việc cấp thông hành qua mã QR CODE đối với các doanh nghiệp, phương tiện có nhu cầu lưu thông đi, đến TP.HCM và giữa các địa phương khác với nhau.

Việc triển khai vận chuyển "luồng xanh” bằng đường thủy cũng đang triển khai rất khẩn trương, trong ngày 18/7, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp chứng nhận kiểm định chuyển đổi công năng cho các tàu cao tốc du lịch để ngay trong sáng 19/7/2021, chuyến hàng đầu tiên bằng đường thủy từ Tiền Giang lên TP.HCM sẽ được thực hiện.

Để chuẩn bị sẵn sàng khi các tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 19/7, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các cơ quan của Bộ phải bố trí nhân lực, đầu mối liên hệ 24/24h nhằm kịp thời trao đổi, nắm bắt, tiếp nhận những kiến nghị, thông báo của các địa phương để sẵn sàng điều chỉnh, triển khai các phương án vận tải phù hợp đối với từng phương thức vận tải. Đồng thời, quán triệt tinh thần phối hợp và sẵn sàng ở mức cao nhất có thể, đảm bảo mục tiêu đưa hàng hóa thiết yếu đến với bà con nhanh nhất, đầy đủ nhất.

Theo đó, đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ là loại hình vận tải linh hoạt và chủ lực nhất hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo ngay sáng 18/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải làm việc trực tuyến gấp với 63 Sở GTVT trên cả nước để thống nhất phương án lưu thông, việc áp dụng quy định y tế đối với lái xe di chuyển giữa các tỉnh, thành trong vùng áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg. Đồng thời, thống nhất phương án, quy định cụ thể và khẩn trương hướng dẫn cho các doanh nghiệp, lái xe, phương tiện vận tải hàng hóa, hàng tiếp tế, cứu trợ từ các tỉnh, các vùng khác đi và đến các tỉnh, vùng áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Người đứng đầu ngành giao thông vận tải đề nghị các địa phương sẵn sàng cấp giấy thông hành và hỗ trợ các lái xe được xét nghiệm Covid-19 nhanh nhất, thuận lợi nhất. Hiện nay, có thể đã có một lượng lớn các phương tiện đang di chuyển từ Bắc vào Nam và ngược lại, nên nhất thiết phải có phương án để hướng dẫn, điều tiết giao thông, hỗ trợ xét nghiệm cho lái xe để không xảy ra ùn tắc kéo dài khi lưu thông đến ranh giới các tỉnh áp dụng và không áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, thời điểm này, có nhiều địa phương khu vực miền Trung bày tỏ sẵn sàng tiếp nhận công dân từ vùng dịch về địa phương. Vì vậy, các địa phương (địa phương đang có dịch và địa phương nhận công dân) phải có sự trao đổi, thống nhất với nhau, cần thiết báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia để quy định, hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện di chuyển, điều kiện dịch tễ, hình thức, loại hình vận chuyển phù hợp…

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: Bộ GTVT sẵn sàng chỉ đạo các đơn vị liên quan lên phương án, sắp xếp phương tiện để phục vụ việc đưa và tiếp nhận công dân từ vùng có dịch về địa phương khi có yêu cầu.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công văn chỉ đạo, đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các địa phương.

Cùng với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP.Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội là 14 ngày. Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0 giờ ngày 19/7/2021.

PV

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.