moitruongplus Ông Nguyễn Xuân Trường – Chủ tịch UBND xã Đại Xuyên (Phú Xuyên) thừa nhận trên địa bàn có hiện tượng các hộ dân tự ý lấn chiếm, xây dựng trên đất công, các công trình xây dựng kiên cố lấn chiếm kênh mương Y29, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho môi trường.
Lấn chiếm hành lang kênh
Với tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, tại nhiều địa phương nhất là các tỉnh, thành phố lớn, tình trạng san lấp, lấn chiếm diện tích ao hồ, kênh mương, lòng sông để làm nhà, kho bãi diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này không chỉ khiến cho diện tích đất ao hồ, kênh mương và lòng sông bị thu hẹp, biến dạng, thay đổi dòng chảy mà còn gây ra nhiều hệ lụy lớn ảnh hưởng đến môi trường.
Mới đây, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu hiệu vi phạm về xây dựng, lấn chiếm trái phép kênh Y29 dọc quộc lộ 1A tại phố cầu Giẽ và khu vực thôn Kiều Đoài, thuộc quản lý của xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên. Hiện trạng cho thấy, với chiều dài khoảng hơn 1km kể từ khu vực cầu vượt hướng Hà Nam – Hà Nội có hàng loạt công trình xây dựng chủ yếu là nhà ở kiên cố, cửa hàng.
Rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng vứt bừa bãi ra kênh mương gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường.
Các hộ dân "đua nhau” cơi nới, xây dựng với ra khu vực phía mặt sau nhà thuộc kênh Y29, bên cạnh đó có một số điểm xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ra kênh Y29 gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường. Điều đáng nói, khu vực lấn chiếm của các hộ dân nằm ngay trên trục đường chính (Ql.1A) cách trụ sở UBND xã Đại Xuyên chỉ khoảng hơn 100m.
Tiếp đó, tại khu vực ao hồ thôn Kiều Đoài (cách đường tỉnh 428 khoảng 50m) nhiều công trình của các hộ dân xây dựng có dấu hiệu lấn chiếm lòng ao hồ, cùng với đó ở một số khu vực rác thải sinh hoạt, trạc thải xây dựng ngang nhiên được tập kết phía sau công trình nhà ở.
Một phần hiện trạng nhếch nhác phía sau nhà của các hộ dân tại khu vực ao hồ thuộc thôn Kiều Đoài, xã Đại Xuyên.
Anh N.V.C người dân trên địa bàn xã cho biết: Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, trước đây họ xây dựng, lấn chiếm như "phong trào”. Các hộ dân xây dựng, công khai nhưng chính quyền xã không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời nên tồn tại đến nay.
Chủ tịch xã "ngán ngẩm", tìm hướng khắc phục những tồn tại
Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ngày 21/8, ông Nguyễn Xuân Trường – Chủ tịch UBND xã Đại Xuyên đã thừa nhận có hành vi các hộ dân xây dựng, lấn chiếm đất công và hành lang kênh mương Y29.
Tình trạng xây dựng lấn chiếm đất công trên địa bàn xã Đại Xuyên diễn ra rất phức tạp và đã tồn tại từ trước.
"Khu vực phố cầu Giẽ ven quốc lộ 1A khoảng hơn 1km từ hướng cầu vượt lên thì hầu hết các nhà đều lấn chiếm ra mặt sau phía kênh Y29. Còn về khu vực ao chỗ thôn Kiều Đoài thì để xã kiểm tra, xác minh lại cho chính xác địa giới hành chính. Về những tồn tại trước đây xã sẽ khắc phục và kiên quyết xử lý các trường hợp mới” ông Trường nhấn mạnh.
Có thể thấy, tình trạng lấn chiếm, xây dựng sử dụng đất sai mục đích tại xã Đại Xuyên gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực trong công tác quản lý, sử dụng đất về sau. Việc để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích suốt thời gian dài cho thấy chính quyền địa phương đã chưa làm tốt công tác quản lý. Để xảy ra tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về lãnh đạo chính quyền xã Đại Xuyên, đứng đầu là Chủ tịch UBND xã qua các thời kỳ (được biết, ngày 09/5/2023 ông Nguyễn Xuân Trường mới được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã Đại Xuyên, còn người đứng đầu UBND xã Đại Xuyên trước đó là ông Nguyễn Văn Hoằng nay là Chủ tịch UBND xã Châu Can, huyện Phú Xuyên).
Trước thực trạng này, thiết nghĩ UBND TP Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên cần có những chỉ đạo để làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm (nếu có) và xử lý nghiêm theo quy định, trách gây bức xúc và tạo tiền lệ xấu trong nhân dân địa phương./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.