moitruongplus Cụm công nghiệp Bắc Quý, thuộc phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được đưa vào hoạt động năm 2005 với diện tích 5 ha nằm ngay cạnh khu dân cư nên gây ra nhiều hệ lụy, nhất là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Cụm công nghiệp Bắc Quý, phường Thạch Quý (trước đây gọi là Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tập trung, TX Hà Tĩnh) được UBND tỉnh phê duyệt và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vào năm 2003 với diện tích 10 héc ta. Năm 2005, hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với diện tích 5 héc ta và đưa vào hoạt động với 6 doanh nghiệp vào đầu tư kinh doanh.

Nhận được phản ánh của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Bắc Quý, PV Môi trường và đô thị Việt Nam đã có mặt tại Cụm công nghiệp này để ghi nhận sự việc.


Hạ tầng xuống cấp, các khối gỗ được tập kết bừa bãi, nguy cơ gây cháy nổ, mất an toàn giao thông.

Theo quan sát của PV, khi đi vào Cụm công nghiệp này là khung cảnh nhếch nhác bừa bộn, hạ tầng bị xuống cấp, tiếng máy móc cưa xẻ inh ỏi, hàng chục xe tải, xe ben đi ra vào nườm nượp, khói bụi bay mù mịt khiến việc đi lại bị cản trở.

Không những thế, đi vào bên trong các xưởng gỗ vẫn hoạt động rầm rộ, bụi cưa bay tứ tung, các khối gỗ được cưa, xẻ vứt nhan nhản khắp đường.

Điều đáng ngạc nhiên khi chúng tôi có mặt tại xưởng gỗ của Công ty CP Yên Thịnh thì phát hiện nhóm công nhân đang hoạt động hàn xì ngay trong xưởng gỗ cạnh bên là đống mùn cưa vừa xẻ xong. Quan sát tại đây, chúng tôi không thấy trang bị hệ thống PCCC nào, cho thấy việc cháy nổ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Phải chăng, đây là hoạt động diễn ra thường ngày, hay là sự coi thường an toàn về việc PCCC tại đây ?


Công nhân thản nhiên hàn xì ngay cạnh bên đống mùn cưa tại xưởng cưa của Công ty CP Yên Thịnh.

Tiếp đến, chúng tôi ghi nhận được hàng chục đống đất, đá được tập kết bừa bãi tại các hành lang ven đường. Trước cổng các công ty được tập kết các đống rác, hàng thải, bao bì tại khu vực sản xuất gây mất mỹ quan kèm theo đó gây cháy nổ bất cứ lúc nào.

"Bụi bặm, ô nhiễm môi trường xung quanh, đống rác thải chất hàng đống rất dễ gây cháy nổ, chúng tôi rất sợ. Ở trong thành phố mà chúng tôi ngán ngẩm trước cảnh nhếch nhác, bừa bộn trong khu vực này, rất mong cơ quan chức năng sớm chấn chỉnh nơi này để cuộc sống những hộ sống lân cận không bị đảo lộn”, một người dân khu vực nơi đây cho biết.


Trước cổng các công ty được tập kết các đống rác, hàng thải, bao bì tại khu vực sản xuất gây mất mỹ quan kèm theo đó gây cháy nổ bất cứ lúc nào.

Trước sự việc trên, chúng tôi đã làm việc với Chủ tịch UBND phường Thạch Quý, ông Nguyễn Đức Công chia sẻ: "Cụm tiểu thủ công nghiệp Bắc Quý, thành phố đã có kế hoạch chuyển ra khỏi nội thành từ lâu. Trước tỉnh có quyết định yêu cầu đến năm 2020 chuyển ra khỏi thành phố, vì yếu tố khách quan, chủ quan phương án chưa thực hiện được. Những năm gần đây, thành phố liên tục đề xuất tỉnh về việc này”.

 "Còn về thẩm quyền do thành phố quản lý phường không quản lý ở đây, phường chỉ phối hợp nhắc nhở, giúp đỡ hướng dẫn và báo cáo với thành phố. Phân cấp quản lý rất rõ là cấp quản lý của thành phố, phường hầu như không can thiệp được. Thực trạng đó, phường cũng đã biết và cũng đã cáo báo lên thành phố rồi”, ông Công chia sẻ thêm.

Trước những phản ánh nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Tĩnh khẩn trương khẩn trương kiểm tra, xử lý nội dung nêu trên.


Khung cảnh nhếch nhác tại Cụm công nghiệp Bắc Quý.

Được biết, Cụm công nghiệp Bắc Quý, phường Thạch Quý (trước đây gọi là Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tập trung, thị xã Hà Tĩnh) được phê duyệt Bàn về quy hoạch chi tiết vào ngày 18/4/2003, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm tại Quyết định số 1870/QĐ/UB-CN2 ngày 18/8/2003 của UBND tỉnh Hà Tĩnh với diện tích ban đầu là 10ha, tổng mức đầu tư 14,2 tỷ đồng.

Cụm đã được đầu tư giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động năm 2005 với diện tích 5ha. Tuy vậy, sau đó do có sự điều chỉnh quy hoạch đô thị, lấy phần đất bám đường Nguyễn Du để chuyển đổi mục đích đất sử dụng sang đất thương mại, vì vậy, giai đoạn 02 không được thực hiện đầu tư theo quy hoạch và dự án đã được phê duyệt và đến nay hạ tầng kỹ thuật của Cụm không được đầu tư đồng bộ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.