moitruongplus 02 thửa đất nông nghiệp với diện tích gần 2.000m2 bỗng nhiên bị san ủi, xây dựng hàng loạt hạng mục trái phép như biệt thự, hồ bơi, nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi… Điều "lạ lùng” là UBND phường Phước Tân im lặng, cố tình né tránh trong việc xử lý vi phạm

Gần 2.000m2 đất nông nghiệp bị xây dựng trái phép

Hai thửa đất nông nghiệp (thửa 336 và thửa 335, tờ bản đồ số 31 phường Phước Tân, TP.Biên Hoà) với diện tích gần 2.000m2 rất vuông vức và có giá trị. Không chỉ nằm trên trục đường lớn của phường mà còn giáp bên Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, giá trị cao gấp nhiều lần ở các khu vực khác.


Căn biệt thự gần 500m2 xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thửa đất 336, tờ bản đồ số 31 phường Phước Tân, TP Biên Hoà. (ảnh Trần Minh)

Vào đầu tháng 6/2023, hai thửa đất này bỗng nhiên bị san ủi, xây dựng hàng loạt hạng mục trái phép như biệt thự, hồ bơi, nhà nghỉ dưỡng, hồ cá coi… Theo quan sát của chúng tôi, tại thửa 336 chủ đất cho xây dựng căn biệt thự với diện tích khoảng 500m2 hết sức hoành tráng, phía trước có sân cỏ, tiểu cảnh, hồ cá coi… trông rất quý tộc. Cổng vào của căn biệt thự được xây dựng đồ sộ, sơn tông màu trắng bắt mắt, xung quanh thửa đất xây tường cao bao bọc hết sức kiên cố.


Tại thửa đất số 335, chủ đất cho xây dựng 3 căn nhà mái ngói đỏ dùng để nghỉ dưỡng, vui chơi với diện tích khoảng 300m2, một hồ bơi có diện tích khoảng 50m2. (ảnh Trần Minh)

Còn tại thửa đất số 335, chủ nhân cho xây dựng 3 căn nhà mái ngói dùng để nghỉ dưỡng, vui chơi với diện tích khoảng 300m2; một hồ bơi có diện tích khoảng 50m2; những khoảng trống còn lại trồng cây cối, tiểu cảnh, đường đi.

Theo bản đồ quy hoạch, chủ nhân của khu đất này có dấu hiệu xây dựng vượt ra ngoài ranh giới thửa đất, lấn chiếm lên kênh rạch phía sau. Nghiêm trọng hơn, chủ thửa đất 335 này còn ngang nhiên đổ bê tông cốt thép, xây dựng một căn nhà chòi mái ngói bắc qua suối Cầu Quan- một dự án chống ngập của khu phố Tân Cang, phường Phước Tân.


Theo bản đồ quy hoạch, chủ nhân của khu đất này có dấu hiệu xây dựng vượt ra ngoài ranh giới thửa đất, lấn chiếm lên kênh rạch phía sau. (ảnh Trần Minh)

Việc xây dựng các hạng mục trái phép trên đất nông nghiệp tại 02 thửa đất 336 và 335 diễn ra trong một thời gian dài, ngay khu dân cư đông đúc nhưng lãnh đạo UBND phường Phước Tân và các cán bộ chuyên trách "không phát hiện”. Vào cuối năm 2023, các hạng mục trái phép này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự ngỡ ngàng và bức xúc của người dân, dư luận.


Nghiêm trọng hơn, chủ sở hữu thửa đất này còn ngang nhiên đổ bê tông cốt thép, xây dựng một căn nhà chòi mái ngói bắc qua suối Cầu Quan. (ảnh Trần Minh)

Thời điểm xảy ra vi phạm tại 02 thửa đất này là thời kỳ công tác của ông Lê Kim Hường, Chủ tịch UBND phường Phước Tân, ông Nguyễn Hữu Cường, Công chức đô thị xây dựng. Việc xây dựng kéo dài cả nửa năm trời, 02 thửa đất lại nằm trên tuyến đường lớn nhưng tuyệt nhiên lãnh đạo phường Phước Tân "không nhìn thấy” và không có bất cứ một hình thức xử lý nào.

Vì sao Chủ tịch UBND phường Phước Tân lại "né tránh” xử lý vi phạm?

Việc xây dựng biệt thự và các công trình nhà ở, hồ bơi… trên đất nông nghiệp không chỉ vi phạm Luật Đất đai mà còn khiến Nhà nước thất thoát cả tỉ đồng tiền thuế, phí. Ngoài ra, hành vi vi phạm không được xử lý triệt để, sẽ để lại tiền lệ xấu, khiến tình hình trật tự xây dựng ở phường Phước Tân càng trở nên phức tạp.

Để có thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi đã trực tiếp lên UBND phường Phước Tân nhiều lần (4 lần) để trao đổi nhưng đều không gặp được ông Lê Kim Hường- Chủ tịch UBND phường với nhiều "lí do” khác nhau. Đặc biệt, chúng tôi đã đặt lịch làm việc qua công chức văn phòng phường Trần Phương Nam để gặp lãnh đạo nhưng đều không nhận được hồi âm, gọi điện thoại ông Hường cũng không bắt máy.


Việc xây dựng các hạng mục trái phép trên đất nông nghiệp tại 02 thửa đất 336 và 335 diễn ra trong một thời gian dài, nhưng lãnh đạo UBND P. Phước Tân và các cán bộ chuyên trách "không nhìn thấy” ?! (ảnh Trần Minh)

Vào ngày 15/6/2023, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã gửi công văn (qua đường bưu điện) đến UBND phường Phước Tân với nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thửa đất số 336 và 335  tờ bản đồ số 31. Dù bưu điện xác nhận phường Phước Tân đã nhận, nhưng đến nay đã hơn 01 tháng trôi qua, chúng tôi vẫn không nhận được hồi âm của lãnh đạo phường (?!).

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Phòng QLĐT thành phố Biên Hoà cho biết: Từ 2010 đến nay, trên 02 thửa đất số 336 và 335 tờ bản đồ 31 phường Phước Tân chúng tôi không cấp bất cứ Giấy phép xây dựng nào. Vì vậy, việc xây dựng trên 02 thửa đất này là hoàn toàn trái phép, vi phạm pháp luật.

Dư luận hết sức bức xúc và đặt nhiều câu hỏi: Vì sao một tổ hợp công trình đồ sộ "mọc” trên 02 thửa đất có diện tích gần 2.000m2 nhưng lãnh đạo phường Phước Tân lại không thể "phát hiện”? Khi người dân, báo chí "chỉ mặt, điểm tên” công trình sai phạm thì ông Lê Kim Hường, Chủ tịch UBND phường Phước Tân lại "né tránh” báo chí ?!

Dư luận xôn xao, trên hình thức 02 thửa đất này được chuyển nhượng qua lại nhiều người, nhưng thực chất là của một lãnh đạo. Vị này "thâu tóm” khu đất vàng này nhưng không dám đứng tên mà để cho những người "thân cận” đứng tên giùm (?!). Từ khi vụ việc xây dựng trái phép bị phát giác, vị lãnh đạo này ít ghé về đây, nếu có chỉ về ban đêm.


Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai - Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh: "Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nào để xảy ra xây dựng trái phép, không phép phức tạp sẽ bị thay thế”. (ảnh Trần Minh)

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai nhấn mạnh: "Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nào để xảy ra xây dựng trái phép, không phép phức tạp sẽ bị thay thế. Khi để các công trình xây dựng trái phép xảy ra thì cán bộ đó năng lực kém hoặc đã bị vô hiệu hoá. Nếu không thay thế thì sẽ không còn thể hiện nghiêm minh pháp luật được nữa”.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.