moitruongplus Khu vực quanh giếng của Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên - Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội bất ngờ xảy ra sụt lún khiến nhiều phương tiện bị đổ nghiêng.
Cụ thể, giếng khoan khai thác H24 của Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên được xây dựng, vận hành từ năm 1983. Giếng H24 được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 30/GP-BTNMT ngày 22-2-2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn khai thác là 5 năm để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cấp nước đô thị) cho thành phố Hà Nội với lưu lượng là 3.100m3/ngđ; chiều sâu mực nước động lớn nhất là 35m.
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của giếng H24 được UBND thành phố phê duyệt là 10m (tính từ miệng giếng). Chế độ vận hành của giếng khoan hiện đang thấp hơn giấy phép. Hằng năm, Công ty thực hiện thổi rửa, bảo dưỡng, vệ sinh giếng định kỳ theo quy định. Quá trình khai thác bình thường, không phát sinh hiện tượng bất thường. Công ty có báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước gửi Cục Quản lý Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo đúng quy định.
Khu vực sụt lún đã được rào chắn để xử lý
Vào 16h ngày 13-7, sau vài ngày mưa, có hiện tượng sụt lún nền giếng, trong phạm vi 2m tính từ miệng giếng gây nứt, đổ phần tường (giáp liền với nhà giếng H24) nhà kho chứa sách của người dân nằm trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của giếng khoan. Công ty đã dừng ngay khai thác giếng và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các công tác bảo vệ an toàn khu vực xung quanh giếng để xác định nguyên nhân.
Công ty xác định nguyên nhân do hư hỏng kết cấu (bục, vỡ ống vách giếng) khiến cho cát, đất kéo theo dòng chảy ngấm nước mưa vào giếng khoan gây sụt lún cục bộ tại xung quanh miệng giếng và không phát triển mở rộng. Với các thông số vận hành, quan trắc giếng hằng ngày và kinh nghiệm khai thác, xử lý sự cố giếng nhiều năm, Công ty đánh giá đây là sự cố cục bộ, chỉ ảnh hưởng trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước của giếng khoan. Công ty sẽ sửa chữa, khắc phục ngay sự cố trên.
"Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng do sự cố gây ra và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình thi công sửa chữa. Sau khi khắc phục sự cố, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch vận hành giếng, báo cáo đến các cơ quan quản lý để bảo đảm an toàn phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và các công trình xung quanh trong khu vực giếng H24”, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội cam kết.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.