moitruongplus Theo phản ánh người dân, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai thuộc xã Đăk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai khai thác cát gây nguy cơ nuốt chửng những vườn tược cùng với các loại cây ăn quả dọc bờ sông của bà con.
Trước đó Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phân tích hệ lụy cũng như những bất cập tại điểm khai thác, tập kết cát của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai, nhưng dường như đơn vị vẫn bất chấp hoạt động.
Theo ghi nhận thực tế của PV cũng như phản ánh của người dân, hoạt động khai thác cát của Công ty Cổ Phần Công trình Giao thông Đồng Nai tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đang tồn tại nhiều bất cập
Cụ thể, theo phản ánh của người dân xã Đắc Lua, hoạt động khai thác cát tại đây đã gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng sạt lở bờ sông Đồng Nai diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ "nuốt chửng” vườn tược cùng với các loại cây ăn quả dọc triền sông của bà con. Cùng với đó là tiếng ồn, bụi bặm, nước thải từ bãi tập kết, từ các phương tiện khai thác, máy móc, rơi vãi cát dọc đường do các xe vận chuyển không che chắc kỹ càng
Nhận được thông tin phán ánh, vào giữa tháng 5/2024, PV đã thực hiện một chuyến khảo sát thực tế dọc theo sông Đồng Nai, đoạn qua xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và thị trấn Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, để ghi nhận tình trạng khai thác cát sai phép của mỏ cát thuộc Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai.
Những con tàu liên tục khai thác cát sát bờ, bất chấp sạt lỡ
Trên đoạn sông từ chân đèo núi Đá Mài đến thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, PV đã ghi nhận cảnh tượng gần chục chiếc tàu hút cát hoạt động không ngừng nghỉ. Những con tàu này không những của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai mà còn có 2 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Cao Phong Nguyên (Thôn 4, xã Quảng Ngãi) và hộ kinh doanh ông Trần Văn Trọng (Thôn 2, xã Quảng Ngãi).
Khu vực mỏ cát của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai
Các tàu hút cát không chỉ gây tiếng ồn lớn mà còn tiến vào sát bờ, ngoạm vào bờ sông hàng trăm mét. Một số đoạn sông đã bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng việc khai thác cát vẫn diễn ra ngang nhiên, bất chấp các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn.
Một số đoạn sông đã bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng việc khai thác cát vẫn diễn ra ngang nhiên
Theo người dân địa phương, việc khai thác cát quá mức trên sông Đồng Nai, đặc biệt là do Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai thực hiện, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở bờ sông, làm mất diện tích đất trồng cây lâu năm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.
Chị N.T. L chia sẻ rằng, chị đang chuẩn bị xuống hiện trường chụp hình để báo cáo tình trạng hút cát gây sạt lở đất, dẫn đến sụp đổ nửa mét đất của ông già chị. Tình trạng này xảy ra không đều, có ngày hút và có ngày không. Mỗi khi xảy ra tình trạng này, chị sẽ lập đơn tố cáo lên cơ quan môi trường huyện để yêu cầu giải quyết và cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác
Chị N.T. L,người dân sống gần khu vực khai thác cát
Cô V.T.T chia sẻ rằng: "Mới cách mấy bữa là nó hút ngay chỗ cua đây nè, mà bây giờ dân mình có làm sao nói nó được đâu. Ngày xưa là ở ngoài bờ sông này là một cái bãi đất trông rộng lắm á nhưng hút cát làm nó sạt lở hết bao nhiêu đất rồi chứ không phải là ít. Ở đây sạt lở rất là nhiều, nhưng mà dân mình thấp cổ bé họng. Có những lúc ba bốn giờ sáng nó đã chạy rồi”
Cô V.T.T, người dân sống gần khu vực khai thác cát
Ông N.T.V chia sẻ rằng: "Nó hút liên tục nếu mà nước sông lên chút là 3 đến 2 giờ sáng là nó đi hút cát, nhà mình mà không có người ở nhà ở đây là trưa khoảng 11 giờ đến 12 giờ chiều là nó vào hút cát sát vườn nhà tôi luôn. Tôi gọi cho môi trường huyện lên là nó bỏ đi, chiều 1 giờ nó hút tiếp ,làm sập hết đất của chú, chú phải mua trăm xe đất về đổ đắp vườn với các loại cây ăn quả trồng nhiều ở đây chứ không là nó sập hết vào vườn mà đất đổ xuống nó sập rất là nhanh đất phù xa mà nó đâu phải đất thịt đâu, nên rất là khó. Riêng ở đây là 4 đến 5 chiếc tàu, đầu trên kia cũng có 4 đến 5 chiếc tàu luôn hoạt động. Nó đăng ký hút cát bên Đăk Lua nhưng bên kia làm gì có cát đâu, nên nó lấn sang bên phần của Cát Tiên gần vườn người dân để hút, nó đâm óng hút sát bờ làm sập đất từ đầu kia vào đây rất nhiều”
Ông N.T.V, người dân sống gần khu vực khai thác cát
Điều đáng lo ngại hơn, mỏ cát của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai chưa tuân thủ đúng thiết kế mỏ, và các nội dung theo giấy phép do UBND tỉnh Đồng Nai cấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông và thiệt hại về kinh tế cho người dân.
Bãi tập kết cát không có hệ thống tường rào che chắn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Ngoài ra, tại bãi tập kết cát không có hệ thống tường rào che chắn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, bãi cát lại nằm sát đường dân sinh, cát vương vãi ra đường gây trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Tình trạng sạt lở bờ tại khu vực các con tàu khai thác
Được biết, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 981/QĐ-UBND ngày 04/04/2013 tại mỏ cát Đắc Lua thuộc xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai với thời hạn 12 năm, diện tích khai thác 32,82ha; chiều dài 13,37km; Trữ lượng địa chất cấp (trữ lượng khai thác 917.080m3); Thân khoáng khai thác: cách bờ tối thiểu 10 mét; Công suất khai thác 50.000m3/năm cát nguyên khối. Cùng phương tiện đăng kí khai thác là 2 tàu có số hiệu LĐ-0105 và LĐ-0116. Tuy nhiên, các tàu hút cát này lại khai thác sát bờ sông thậm chí lấn sang phần sông thuộc thị trấn Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, gây bức xúc trong dư luận.
Ông Lê Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Đăk Lua cho biết: "Vấn đề hút cát làm sạt lời đất đai của bà con thì xã có nhận phán ảnh của người dân, vừa rồi xã cho anh em đi kiếm tra lại và người dân có cái đơn để kiến nghị đến công ty, về vấn sát lở đất của đân phía công ty phải có trách nhiệm hỗ trợ cho dân đối với cái diện tích bị sạt lở, máy tàu hút cát của công ty cổ phần công trình giao thông xã cũng đã bắt ký cam kết, nếu mà có phát hiện hút cát gần bờ làm sát lở đất người dân thì sẽ bắt và giao cho công an để làm việc xứ lý, trước đó bên UBND xã cũng đã thu giữ một chiếc tàu của Công ty cổ phần công trình giao thông Đồng Nai. và khi phát hiện người dân báo thì xã cũng cho anh em xuống thu giữ để xử lý. Chính quyền xã cũng rất quan tâm tới vấn đề các tàu hút cát sát bờ làm sạt lở đất trồng của người nhân và khi phát hiện sẽ xử lý nghiêm vấn đề nói trên.”
Các con tàu liên tục khai thác cát sát khu vực bờ sông
Trước đó, ngày 06/03/2024 Công an huyện Tân Phú đã ra quyết định số 76/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản do UBND cấp tỉnh cấp. Tuy nhiên, dường như việc xử phạt này chưa đủ sức răn đe, khi mà hoạt động khai thác cát sai phép vẫn tiếp diễn một cách ngang nhiên.
Ngày 06/03/2024 Công an huyện Tân Phú đã ra quyết định số 76/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai
Trước tình trạng trên, thiết nghĩ, UBND tỉnh Đồng Nai cần chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm kiểm tra và có những biện pháp xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai.
Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.