moitruongplus Trong quá trình khai thác, công ty Đông Bắc "Cuộm nhầm” gần 2000 cây Tràm của một hộ dân tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đưa đi bán. Sự việc sau đó được người dân tố giác nhưng đến nay vẫn không chịu bồi thường gây bức xúc trong dư luận.
Mới đây, Môi trường và Độ thị Việt Nam nhận được phản ánh của ông Nguyễn Văn Ninh trú tại thôn 6, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) về việc gia đình ông bị Công ty Đông Bắc khai thác nhầm gần 2000 cây Tràm đã 15 năm tuổi và chiếm luôn số diện tích 0,9ha đất. Ngang ngược hơn là sau khi thu hoạch ‘nhầm’ số cây trên, gia đình ông Ninh ra trồng lại 6000 cây tràm giống thì bị công ty cho công nhân hủy hoại toàn bộ số cây Tràm giống của ông Ninh đã trồng. Tổng giá trị thiệt hại gần một tỷ đồng nhưng đến nay chính quyền cũng như công ty Đông Bắc vẫn không giải quyết cho gia đình ông.
Công ty Đông Bắc khai thác nhầm gần 2000 cây Tràm đã 15 năm tuổi và chiếm luôn số diện tích 0,9ha đất.
Theo đơn phản ánh của ông Ninh, năm 2007 gia đình ông Ninh đã trồng 2000 cây tràm trên diện tích 09 ha đã được UBND xã Tân Sơn giao hợp pháp, khu đất này giáp ranh với đất của công ty Đông Bắc. Do không có đường đi vào vận chuyển nên việc khai thác cây của gia đình ông chưa thực hiện được. Đến tháng 6/2022 ông vào thăm rừng thì phát hiện toàn bộ số cây mà ông đã trồng và chăm bón gần 15 năm nay bị chặt phá và tiêu thụ hết. Do gia đình ông ở xa nên không thể biết được khi đang còn khai thác mà sau một thời gian ông vào thăm rừng thì mới phát hiện là cây mình đã bị chặt phá hết. Quá trình điều tra, tìm hiểu thì mới biết là công nhân của Công ty Đông Bắc đã chặt và đem đi bán toàn bộ cây đã khai thác trước đó một thời gian, ngang ngược hơn nữa là sau khi chặt phá hết cây của ông Ninh phía công ty lại xâm chiếm luôn số diện tích 0,9 ha của gia đình ông.
"Phát hiện sự việc ông đã báo cáo với UBND xã Tân Sơn nhưng anh Trung Phó Chủ tịch UBND xã lại bảo là hai bên cứ tự giải quyết đi nếu không thống nhất thì xã sẽ làm việc. Sau đó tôi đã gặp lãnh đạo công ty Đông Bắc nhiều lần yêu cầu phải hoàn trả lại số cây tràm 15 năm tuổi mà phía công ty đã khai thác đem đi bán và diện tích 0,9ha đất để ông sử dụng nhưng bên công ty Đông Bắc không chấp nhận”. Ông Ninh bức xúc nói!
Biên bản thỏa thuận về việc tranh chấp đất đai và tài sản trên đất ngày 12 tháng 03 năm 2015 cũng đã xác định diện tích của công ty Đông Bắc chỉ có 4,67ha, nhưng qua đo đạc và kiểm tra thực trạng thì công ty Đông Bắc đã khai thác lên đến 5.2ha.
Để bảo vệ số diện tích đất 09 ha bị khai thác và chiếm đoạt trên, ngày 14/08/2022 gia đình ông Ninh tổ chức người lên trồng 6000 cây giống trên diện tích đất 09ha, trị giá 18 triệu đồng đã được UBND xã Tân Sơn giao hợp pháp. Chiều ngày 16/08/2022 ông vào kiểm tra rừng thì phát hiện ông Hùng, ông Việt và ông Phúc là cán bộ công ty Đông Bắc đang trực tiếp chỉ đạo công nhân nhổ, bẻ toàn bộ 6000 cây tràm giống mà ông đã trồng trước đó hai ngày.
Từ việc làm ngang trái, coi thương pháp luật trên, ngày 17/08/2022 ông Ninh làm đơn kiến nghị lên UBND xã đề nghị giải quyết. Ngày 13/10/2022 UBND xã Tân Sơn đã lập đoàn làm việc với gia đình ông Ninh và đại diện Công ty Đông Bắc. Qua làm việc đoàn đã xác định mốc, ranh giới giữa đất gia đình ông Ninh và đất của Công ty Đông Bắc và xác định số diện tích đất, cây trồng là của ông Ninh. Số diện tích này đã bị phía công ty Đông Bắc khai thác nhầm và phá hoại.
Tuy nhiên, từ đó đến nay phía công ty không có bất kỳ một động thái nào bồi thường thiệt hại cho ông Ninh. Vì vậy ông Ninh tiếp tục làm đơn trình báo, kiến nghị. Ngày 28/03/2024 UBND xã Tân Sơn tiếp tục làm việc với ông Ninh và đại diện công ty Đông Bắc, tại buổi làm việc ông Nguyễn Sỹ Đa đại diện công ty Đông Bắc cũng đã thừa nhận việc khai thác của công ty có lấn sang cây, đất 09 ha của ông Ninh là do không rõ ranh giới, mốc giới. Đối với cây trồng mới (cây giống) bị nhổ trên diện tích đất ông Ninh đề nghị hai bên phối hợp để thương lượng và giải quyết.
Tại kết luận số: 39/TBKL-UBND xã Tân Sơn ngày 28/03/2024 đã nêu rõ, việc công ty khai thác nhầm 2000 cây đã 15 năm tuổi và nhổ 6000 cây con giống của ông Ninh đề nghị công ty Đồng Bắc và ông Nguyễn Văn Ninh tự bàn bạc, thống nhất, hình thức đền bù, hỗ trợ. Mặc dù, Kết luận của UBND xã đã nêu rõ, về phía Công ty Đông Bắc cũng đã thừa nhận việc chặt cây, lấn chiếm đất và nhổ cây giống của ông Ninh, thế nhưng đến nay đã gần 2 năm trôi qua phía công ty không hề có bất kỳ một động thái nào đối với việc thỏa thuận đền bù cho gia đình ông Ninh.
Kết luận số: 39/TBKL-UBND xã Tân Sơn ngày 28/03/2024 đã nêu rõ, việc công ty khai thác nhầm 2000 cây đã 15 năm tuổi và nhổ 6000 cây con giống của ông Ninh đề nghị công ty Đồng Bắc và ông Nguyễn Văn Ninh tự bàn bạc, thống nhất, hình thức đền bù, hỗ trợ.
Tại biên bản thỏa thuận về việc tranh chấp đất đai và tài sản trên đất ngày 12 tháng 03 năm 2015 cũng đã xác định diện tích của công ty Đông Bắc chỉ có 4,67ha, nhưng qua đo đạc và kiểm tra thực trạng thì công ty Đông Bắc đã khai thác lên đến 5.2ha.
Trao đổi với ông, Nguyễn Đức Toàn Chủ tịch - UBND Tân Sơn về việc công dân bị công ty Đông Bắc chặt nhầm gần 2000 cây tràm đã 15 năm tuổi, xâm chiếm 0,9ha đất và phá hoại 6000 cây giống đã trồng ông Toàn cho biết: "về việc này UBND xã đã thành lập đoàn và đã làm việc với hai bên nhiều lần, đoàn đã đến tận hiện trường kiển tra và cắm mốc ranh giới cho hai bên, về việc công ty Đông Bắc chặt nhầm một số cây tràm và nhổ cây giống của ông Ninh UBND đã giao cho hai bên tự bàn bạc và thỏa thuận. Nếu không tự thỏa thuận được thì làm đơn kiến nghị lên cấp có thẩm quyền hoặc kiện ra tòa án để được giải quyết”.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền huyện Quỳnh Lưu cần kịp thời vào cuộc tránh tình trạng để đơn thư kéo dài./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.