moitruongplus Hàng loạt xe tải lớn ra vào vận chuyển đất từ Cụm công nghiệp Chăm Mát – Dân Chủ, thành phố Hòa Bình đi làm vật liệu san lấp có dấu hiệu quá tải, nhiều xe còn thiếu các biện pháp che chắn nguy cơ rơi vãi đất ra đường gây ảnh hưởng đến môi trường.

Đất từ công trình Cụm công nghiệp Chăm Mát – Dân Chủ đi về đâu?

Được biết, ngày 21/03/2024 UBND tỉnh Hòa Bình có cấp Giấy phép khai thác đất dôi dư thực hiện san lấp số 23/GP-UBND cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Hòa Bình (nhà đầu tư) san hạ cost theo quy hoạch, khối lượng đất dôi dư khi thực hiện hạ cost của dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Chăm Mát-Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được cấp làm vật liệu đất đắp thông thường cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


Khu vực khai thác đất thuộc dự án công trình Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ, thành phố Hòa Bình

Theo đó, diện tích khai thác 10,7 ha, trữ lượng khai thác: 1.575.433 m3, phương pháp khai thác lộ thiên, thời hạn khai thác: 02 năm (kể từ ngày cấp Giấy phép) với công suất khai thác: 787.716 m3 /năm.

UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu nhà đầu tư thực hiện khai thác theo thiết kế và phương án đã phê duyệt; khối lượng đất dôi dư chỉ để cung cấp phục vụ xây dựng công trình, dự án:

(1) Dự án Đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6 với khối lượng khoảng 585.000 m3.

(2) Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và Trung tâm đào tạo lái xe hạng A1 với khối lượng khoảng 12.300 m3.

(3) Dự án mở rộng Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình với khối lượng khoảng 58.000 m .

(4) Các Dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh với tổng khối lượng khoảng 111.100 m3 , (trong đó: Dự án Đầu tư 03 Trung tâm Y tế tuyến huyện, tỉnh Hòa Bình, khối lượng khoảng 1.100 m3; Dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, mở rộng Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình, khối lượng khoảng 110.000 m3).

(5) Dự án đường nối từ QH8 đến đường An Dương Vương với khối lượng khoảng 210.000 m3.

(6) Các Dự án của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình với tổng khối lượng khoảng 348.200 m3 (trong đó: Cụm trường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, khối lượng khoảng 130.000 m3; Nâng cấp đường trung tâm phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, khối lượng khoảng 13.000 m3; Tái định cư tại khu Đồng Trùng, phường Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6 và các dự án khác trên địa bàn thành phố Hòa Bình, khối lượng khoảng 116.000 m3; Cấp thoát nước thành phố Hòa Bình (Cải tạo nhánh N4, kênh tiêu 20), khối lượng khoảng 3.000 m3; Các hạng mục đường vào, cổng, tường rào, san nền Trường Tiểu học Hữu Nghị (Chi lẻ), khối lượng khoảng 35.000 m3; Nâng cấp đường trung tâm phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, khối lượng khoảng 44.500 m3; Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư và bán đấu giá đất ở dân cư phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, khối lượng khoảng 6.700 m3).

(7) Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A với khối lượng khoảng 250.833 m3.

Cùng với đó, khi thi công khai thác nhà đầu tư phải đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho đất đai và các công trình liền kề, thực hiện đúng quy trình khai thác và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo phương án đã được thẩm định. Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, phải dừng ngay hoạt động khai thác, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại gây ra (nếu có).

Xe tải tung hoành khắp thành phố

Theo ghi nhận của PV vào ngày 30/5, tại công trình Cụm công nghiệp nơi diễn ra hoạt động khai thác đất xe tải ra vào nối đuôi nhau tấp nập, không ít xe có dấu hiệu chở quá tải, che chắn thùng không cẩn thận thậm chí không có che đậy bạt gây nguy cơ đất đá rơi vãi ra đường nguy hiểm cho người đi đường và bụi bẩn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường.




Xe vận chuyển đất che chắn sơ sài và có dấu hiệu chở quá tải

Hành trình bắt đầu từ công trình Cụm công nghiệp, các xe hoạt động với tần suất lớn đi tới các dự án để san lấp, khi xe ra vào liên tục đoạn QL6 đường hẹp và đang nâng cấp cải tạo thì nguy cơ gây mất ATGT cho các phương tiện qua đây rất cao.


Các xe ra vào liên tục gây cản trở, ùn tắc giao thông

Hoạt động với tần suất lớn, trời nắng bụi bặm kéo theo các hệ lụy gây ô nhiễm môi trường nhưng theo ghi nhận phía đơn vị khai thác không có tưới nước rửa đường để hạn chế đi phần nào bụi phát tán.


Bụi bẩn mù mịt từ hoạt động vận chuyển đất đoạn QL6 khu vực ra vào điểm khai thác gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng

Có lẽ hoạt động nhộn nhịp nhất của binh đoàn xe tải là cung đường trên QL 6 với đích đến dự án Khu đô thị mới Trung Minh A, theo ghi nhận các xe nối đuôi nhau chở đất đi san lấp tại dự án, một số xe có dấu hiệu quá tải, che chắn sơ sài thậm chí là không che bạt rất dễ rơi xuống đường gây nguy cơ mất ATGT.




Xe tải nối đuôi nhau chuyển đất tới san lấp tại dự án KĐT mới Trung Minh A

Đáng chú ý là các xe có dấu hiệu quá tải, che chắn sơ sài chạy giữa ban ngày trên đường có qua 01 chốt chạm của lực lượng CSGT tỉnh Hòa Bình đang làm nhiệm vụ trên QL6 nhưng không hề bị kiểm tra, nhắc nhở.  




Để khách quan, chiều cùng ngày phóng viên có phản ánh nhanh qua điện thoại tới một lãnh đạo Phòng CSGT – Công an tỉnh Hòa Bình được biết, về nội dung phóng viên phản ánh lực lượng chức năng phát hiện sai đến đâu xử lý đến đấy.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin ./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.