moitruongplus Theo ghi nhận tại Dự án Xây dựng tuyến đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị, huyện Gia Lâm có sử dụng toàn bộ gạch chỉ đỏ (gạch nung) để xây bó gốc cây.

Gạch đất nung là loại vật liệu xây dựng truyền thống, rất phổ biến trong các công trình ở Việt Nam.

Loại gạch này sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét, sau đó được nung ở nhiệt độ lên đến 1.000 độ C. Gạch đất nung có các loại phổ biến như là gạch đỏ đặc, gạch đỏ 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch ống…

Theo nghiên cứu, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75ha đất nông nghiệp. Việc dùng than làm nhiên liệu đốt gây ra hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Trước những áp lực từ việc sản xuất vật liệu truyền thống, hiện nay ngành xây dựng đã nghiên cứu, sản xuất thành công và đưa vào sử dụng nhiều loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, thông qua quy trình chưng áp mà không phải nung bằng nhiên liệu đốt, như: gạch bê tông khí, thạch cao, kính xây dựng…

Cùng với đó, Bộ Xây dựng ra Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung.

Cụ thể, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung theo tỷ lệ khác nhau. Riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải sử dụng 100%.

Theo ghi nhận tại Gói thầu số 8 thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị, huyện Gia Lâm có sử dụng toàn bộ gạch chỉ đỏ (gạch nung) để xây bó gốc cây.


Dự án sử dụng gạch đỏ truyền thống để bó gốc cây.

Gói thầu số 8 bao gồm: Xây dựng công trình hạng mục giao thông, thoát nước, chiếu sáng, đảm bảo an toàn giao thông (không bao gồm 2 cầu trên nhánh 1 và nhánh 2); Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư.


Hệ thống hố ga không được che chắn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Để làm rõ thêm thông tin về việc Dự án có sử dụng vật liệu gạch nung để xây bó gốc cây, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Triệu Thanh Tùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm.

Ông Triệu Thanh Tùng cho biết, chủ đầu tư đã tuân thủ theo Quyết định 1303/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 21/3/2019 về việc ban hành "thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”.


Mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định 1303/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 21/3/2019.

Theo kế hoạch, thời gian hoàn thành dự án là 360 ngày (từ 01/2021 đến 01/2022). Tuy nhiên, do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng nên dự án không đảm bảo được tiến đó. Do đó, ngày 18/02/2024, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định 345/QĐ-UBND về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thụy, huyện Gia Lâm.

Gói thầu số 8 thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị, huyện Gia Lâm có Giá dự toán 143.893.981.000 đồng, qua công tác đấu thầu đã lựa chọn được liên danh Công ty cổ phần xây lắp và Cơ khí Phương Nam - Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Thăng Long - Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Gia Lâm - Công ty cổ phần công nghệ Trường Anh - Công ty cổ phần công nghệ Trường Thành; trúng thầu với giá 136.628.278.000 đồng.

Theo thống kê, từ năm 2020, Công ty cổ phần xây lắp và Cơ khí Phương Nam tham gia 6 gói thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng là đơn vị mời thầu đều trúng thầu hay Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Gia Lâm tham gia 30 gói thầu và trúng tất cả 30 gói thầu.

Công ty cổ phần xây lắp và Cơ khí Phương Nam có địa chỉ tại phố Minh Hà, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Gia Lâm địa chỉ C14, C16 - HH04 KĐT Việt Hưng, đường Lưu Khánh Đàm, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.