moitruongplus UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Ảnh minh hoạ
Theo số liệu báo cáo của tỉnh Thanh Hóa, có 826 cơ sở sản xuất, kinh doanh (cơ sở) đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; bao gồm các loại hình sản xuất: Chăn nuôi gia súc, gia cầm (342 cơ sở); chế biến đá xẻ, đá ốp lát (190 cơ sở); chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, mộc dân dụng (109 cơ sở); thu mua, tái chế phế liệu, giặt bao bì (75 cơ sở); …
Chủ yếu tập trung ở 18/27 huyện, thị xã, thành phố như: TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn; thị xã Nghi Sơn, các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung…
Trong đó có 700/826, cơ sở đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư, không đầu tư các công trình bảo vệ môi trường/đầu tư không đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường.
Việc không thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường này dẫn đến chất thải không được thu gom, xử lý/xử lý triệt để, xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; nhiều cơ sở, hộ gia đình đã bị người dân, báo chí phản ánh nhiều lần.
Hầu hết các cơ sở hoạt động có mặt bằng sản xuất chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động thủ công; chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường; không đầu tư đầy đủ công trình xử lý chất thải hoặc công trình còn sơ sài, không đúng tiêu chuẩn, không vận hành thường xuyên, chất thải chưa được thu gom, xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của Nhân dân xung quanh.
Để giải quyết thực trạng các cơ sở hoạt động gây ô nhiễm môi trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030…
Theo đề án, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ rà soát cập nhật số liệu để đánh giá, phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường với các mức độ khác nhau. Thông tin, tuyên truyền trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp, hộ gia đình, chủ sở hữu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm; chỉ đạo các cơ sở gây ô nhiễm xây dựng phương án xử lý; tổ chức thẩm định, phê duyệt các phương án xử lý.
Giai đoạn 2026 - 2027, Thanh Hóa di dời toàn bộ/chuyển đổi ngành nghề/dừng hoạt động 110 cơ sở gây ô nhiễm môi trường; không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường thuộc các phường của đô thị từ loại IV trở lên (110 cơ sở).
Giai đoạn 2028 - 2030, Thanh Hóa sẽ di dời/chuyển đổi ngành nghề/dừng hoạt động toàn bộ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn lại là 565 cơ sở.
Tỉnh Thanh Hóa sẽ đầu tư đầy đủ, vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc trường hợp gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường hoặc không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường nhưng thuộc loại hình có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường 25 cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cũng theo đề án trên, việc di dời phải kết hợp đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ; tiết kiệm năng lượng; đảm bảo vấn đề môi trường, nhằm tránh việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác.
Địa điểm tiếp nhận các cơ sở di dời là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung cùng địa bàn/địa bàn lân cận, đảm bảo ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc các vị trí mới được cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương thực hiện dự án…
Đồng thời các cơ sở di dời sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ; miễn, giảm tiền thuê đất; ưu đãi về thuế;… theo quy định của pháp luật.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.