Sốc: Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương bơm nước thải đen đặc ra suối?
Thứ tư, 3/4/2024 | 5:57:43 Chiều
moitruongplusĐây là hình ảnh thực tế được phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi lại vào sáng ngày 2/4/2024, tại vị trí con suối nằm sát với khu vực xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương, thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước
Thông thường khi vào chính vụ thu mua và chế biến mủ cao su, các vấn đề môi trường như mùi hôi, nước thải khi sản xuất chế biến mới trở nên bức xúc, nhưng điều mà phóng viên chứng kiến và ghi được tại Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương, thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước lại cho thấy một sự thật hoàn toàn khác.
Ở đây, họ không cần phải chính vụ sản xuất, cũng không cần phải xả trộm, cũng chẳng phải đợi trời mưa lớn mà bơm thẳng nước thải màu đen ngòm ra suối, ngang nhiên bơm giữa "thanh thiên bạch nhật” như chẳng hề quan tâm tới luật pháp, tới môi trường xung quanh.
Dòng nước đen ngòm, đặc quánh như dầu nhớt thải đang được bơm ào ào, thẳng ra con suối.
Đây là hình ảnh thực tế được phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi lại vào sáng ngày 2/4/2024, tại vị trí con suối nằm sát với khu vực xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương, thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước
Ngay giữa ban ngày, từ vị trí bể chứa nước, người ta đặt 1 máy bơm công suốt lớn nối thẳng đường ống chạy ra suối. Cống nước thải từ khu sản xuất vẫn có nước màu trắng chảy vào bể chứa, nhưng ngăn bên cạnh, 1 công nhân đang kiểm soát quá trình bơm nước màu đen ra suối.
Nhìn dòng nước đen kịt, xả ào ào ra suối mà thật xót xa và bức xúc cho môi trường.
Tiếng máy bơm vang vọng, cách xa mấy trăm mét vẫn còn nghe rõ.
Phía hạ nguồn con suối, cách điểm xả nước thải màu đen khoảng 500m. Màu nước đen trở nên quá nổi bật giữa màu đất đỏ bazan và màu xanh của cao su và điều. Còn mùi hôi thì rất nồng nặc.
Làm việc với lãnh đạo xã Long Hưng, ông Nguyễn Quốc Trấn, Phó chủ tịch UBND xã cho biết.
"Đây là công ty lớn đóng trên địa bàn của địa phương, còn nói về dòng nước thường xuyên màu đen, gây ô nhiễm cho người dân, nước không sử dụng được thì nói về dòng suối đó, về thông tin đó thì địa phương không thường xuyên được người dân phản ánh tại vì dòng suối đó không chảy qua địa bàn xã Long Hưng mà chảy giáp ranh giữa xã Long Hưng và xã Bình Tân xuống xã Bù Nho. Vì công ty cũng nằm ở vị trí cũng nằm ở vị trí giáp ranh với xã Bình Tân nên thông tin về nguồn nước thì địa phương ít khi nhân được phản ánh về vấn đề này”.
Ông Trấn khẳng định, phản ánh về nguồn nước, con suối thì xã ít nhận được, xã chủ yếu nhận được phản ánh về mùi hôi, nhưng mùi hôi thì là sản phẩm đặc trưng của sản xuất chế biên mủ cao su nên không thể tránh khỏi.
"Chế biến mủ thì bao giờ cũng có mùi hôi rồi, không thể tránh khỏi, những hôm thời tiết nặng nề, bay thấp thì có mùi rất khó chịu, nhưng vẫn đề thực tế mùi hôi gây độc hại ra môi trường hay nguồn nước thì địa phương cũng không thể năm được”.
Ông Trấn cũng cho biết thêm, khi nhận được các phản ánh của người dân về môi trường thì xã cũng có ý kiến với phía nhà máy, nhưng cũng chỉ là ý kiến mang tính chất tình cảm giữa địa phương và doanh nghiệp thôi.
"Địa phương cũng thường xuyên trao đổi, trao đổi trực tiếp, trao đổi bằng điện thoại, mình phản ánh góc độ tình cảm thôi, góc độ giữa doanh nghiệp và địa phương thôi chứ mình cấp xã thì mình không đủ thẩm quyền để kiểm tra, xử lý người ta”.
Sau khi phóng viên cũng cấp thông tin và hình ảnh về nước thải màu đen đổ ra suối, ông Nguyễn Quốc Trấn, Phó chủ tịch UBND xã Long Hưng cho biết, ghi nhận thông tin và sẽ cử cán bộ chuyên môn xuống thực tế xem có đúng hay không, nếu đúng sẽ có báo cáo lên cấp trên để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi xả nước màu đen ra suối sẽ được kiểm tra, báo cáo và sẽ được xử lý thế nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian tiếp theo.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.