moitruongplus Không chỉ ‘phớt lờ’ quyết định cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh còn ngang nghiên mở rộng quy mô vi phạm như thể thách thức pháp luật và chính quyền sở tại.

Được biết, ngày 22/2/2024, UBND TP Hạ Long ban hành Quyết định số 120/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Quyết định số 1233/QĐ-XPHC ngày 11/12/2023 của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long đối với Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh (Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 10, khu 10A, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Người đại diện theo pháp luật công ty này là ông Nguyễn Quốc Hoài - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc.




Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh phớt lờ quyết định buộc cưỡng chế công trình vi phạm của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long, sau đó tiếp tục mở rộng vi phạm khi lắp đặt trạm cân, băng tải chuyền dăm gỗ hoành tráng trước sự ‘bất lực’ của các cấp chính quyền thành phố Hạ Long

Theo nội dung quyết định trên, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính: Xây dựng công trình khác không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt, vi phạm quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Cũng tại quyết định, cơ quan chức năng TP Hạ Long đã xác định hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục là: Do vi phạm trật tự xây dựng làm mất mỹ quan đô thị tại dự án Khu xử lý nước thải công nghiệp tại KCN Cái Lân, TP Hạ Long.

Về biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời gian thực hiện như sau: Phá dỡ công trình xây dựng vi phạm tại dự án Khu xử lý nước thải công nghiệp tại KCN Cái Lân. Thời gian thực hiện: 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này.

Đến nay quyết định trên đã được ban hành hơn một tháng và được gửi cho Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch (bao gồm phương án) cưỡng chế theo quy định. Quyết định này cũng gửi cho các phòng, ban, đơn vị: Công an Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Phòng Quản lý đô thị Thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố; Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố, Phòng Tư pháp Thành phố, Đội Kiểm tra trật tự đô thị và Môi trường Thành phố, Điện lực thành phố Hạ Long, Xí nghiệp nước Bãi Cháy và các đơn vị, cá nhân liên quan để biết và phối hợp thực hiện.

Thế nhưng, theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại địa điểm thực hiện việc cưỡng chế công trình vi phạm là Dự án Khu xử lý nước thải công nghiệp tại KCN Cái Lân, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai, thực hiện quyết định của người đứng đầu chính quyền thành phố Hạ Long.


Sau hơn một tháng ban hành, đến nay Quyết định buộc cưỡng chế công trình vi phạm của Chủ tịch UBND  thành phố Hạ Long vẫn chỉ nằm trên giấy!

Về phía Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh, doanh nghiệp này không chỉ phớt lờ quyết định buộc cưỡng chế công trình vi phạm của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long, thay vào đó Công ty đã ngang nhiên mở rộng hành vi vi phạm. Cụ thể, theo ghi nhận của PV vào những ngày cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh đã tổ chức lắp đặt hệ thống trạm cân, băng tải chuyền dăm gỗ hoành tráng trên mặt bằng công trình vi phạm đang buộc phải cưỡng chế, trước sự bất lực của các cấp chính quyền thành phố Hạ Long.

Diễn biến sự việc trên không chỉ gây bức xúc trong dư luận, gây bất ổn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, mà câu hỏi lớn đặt ra ở đây là nguyên nhân có phải do doanh nghiệp ‘nhờn luật’ hay có ai đó ‘đứng sau’ đơn vị này? Câu trả lời chúng tôi xin nhường lại cho UBND thành phố Hạ Long.


Công trình vi phạm của Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh hiên ngang tồn tại như thể thách thức pháp luật, thách thức chính quyền các cấp thành phố Hạ Long

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Quảng Ninh: Cần kiểm tra bến cảng, bãi vật liệu xâm hại môi trường vịnh Hạ Long - https://www.moitruongvadothi.vn/quang-ninh-can-kiem-tra-ben-cang-bai-vat-lieu-xam-hai-moi-truong-vinh-ha-long-a150991.html” và bài "Doanh nghiệp ‘chây ỳ’ thực hiện chỉ đạo của chính quyền TP Hạ Long - https://www.moitruongvadothi.vn/doanh-nghiep-chay-i-thuc-hien-chi-dao-cua-chinh-quyen-tp-ha-long-a152735.html”. Nội dung các bài viết thông tin về việc người dân phường Bãi Cháy, TP Hạ Long phản ánh thời gian qua vùng nước biển vịnh Hạ Long quanh bến cảng KCN Cái Lân bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng lớn nước thải màu vàng, đục ngàu được cho là phát tán từ hoạt động của các bãi tập kết vật liệu xây dựng, gỗ dăm keo trong KCN. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan khu du lịch vịnh Hạ Long mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, sinh vật dưới nước.

Sau khi hai bài viết trên được đăng tải, sáng ngày 25/01/2024, Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được đơn kiến nghị đề ngày 22/01/2024 của Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh. Theo nội dung đơn, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh yêu cầu Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam gỡ bỏ hai bài viết này do đăng tải thông tin sai sự thật. Tuy nhiên yêu cầu này của Công ty là không có căn cứ, cơ sở để xử lý.

Không chỉ dừng lại ở nội dung kiến nghị vô lý nêu trên, Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh còn cố tình bịa đặt thông tin và vu khống phóng viên cũng như toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam. Cụ thể, trong nội dung đơn có đoạn: "Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị có động cơ, mục đích thiếu trong sáng,… (do Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh sử dụng ngôn từ khiếm nhã nên chúng tôi không tiện đăng tải đầy đủ), khi trước đó(trước khi 02 bài viết trên được đăng tải – PV)có một số cuộc điện thoại tự xưng là phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị liên hệ vớigiám đốc Công ty là ông Nguyễn Quốc Hoài để xin kinh phí quảng cáo, khi không được chấp thuận đã có những lời lẽ đe dọa viết bài...” .

Trước sự việc trên chúng tôi đã kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ động cơ, mục đích của Công ty TNHH Hoài Nam Quảng Ninh khi thực hiện hành vi bịa đặt thông tin để vu khống cá nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.