moitruongplus Từ ngày 19-22/3/2024, Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra khu vực rộng lớn nơi xảy ra nghi vấn một doanh nghiệp chôn lấp hàng ngàn tấn chất thải các loại tại khu ao hồ trong khuôn viên khu B của nhà máy.

Từ ngày 19/3 đến 22/3/2024, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) phối hợp cùng lực lượng chức năng của tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và xã Vĩnh Tân tiến hành kiểm tra khu hiện trường rộng lớn nơi có nghi vấn việc chôn lấp hàng ngàn tấn chất thải các loại trong khuôn viên khu B của Nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại (thuộc Công ty cổ phần Môi trường Thiên Thanh), địa chỉ tại Tổ 12, ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.






Các cơ quan chức năng đang kiểm tra hiện trường.


Xe chở chất thải liên tục ra, vào nhà máy.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, lực lượng công an và các cơ quan chức năng yêu cầu phía công ty cho máy móc múc đào chất thải đã được chôn lấp để kiểm tra thì phát hiện loại rác thải có mùi hôi thối nồng nặc, màu đen sẫm được chôn lấp thủ công, bên cạnh đó còn một hố sâu đang san lấp dang dở.

Đây là khu B của Nhà máy này được xây dựng tường rào gạch kiên cố (có chiều cao khoảng 4m), biệt lập hoàn toàn với khu A và khu đất sản xuất của người dân, có cửa sắt điện to, cao lúc nào cũng đóng kín bưng. Ngay cổng phía ngoài của trụ sở, túc trực cổng ra vào là lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt, có dán bảng cấm quay phim chụp hình.


Bức tường cao khoảng 4m bao quanh khu B của nhà máy.

Ông Nguyễn Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết: Những ngày qua, lực lượng công an và các cơ quan chức năng đã có mặt tại Nhà máy xử lý chất thải của Công ty cổ phần Môi trường Thiên Thanh để kiểm tra, UBND xã cũng đã điều động 1 cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường của xã và lực lượng công an xã đến để phối hợp cùng Đoàn công tác để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.


Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam làm việc với Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân Nguyễn Văn Tiệp.


Cổng nhà máy cấm quay phim, chụp hình.


Cổng ra, vào nhà máy lúc nào cũng đóng cửa im ỉm.

Tại hiện trường, chị H. (là cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường của xã Vĩnh Tân) cho biết: Nhà máy xử lý chất thải thì phải có mùi hôi đặc trưng. Trên địa bàn có 2 nhà máy lớn chuyên xử lý rác thải thông thường và nguy hại nên mùi hôi thối theo phản ánh của người dân là khó tránh khỏi.


4 ống khói của nhà máy đang thi nhau xả thải

Còn theo ông Lưu Say Hỷ (88 tuổi) là người dân sống sát cạnh bức tường của Nhà máy thì than trời: Nếu gió thổi về hướng nhà tôi thì mùi hôi thối nồng nặc, ăn cơm cũng không thể nuốt nổi, ngủ thì hôi thối không thở nổi. Tôi đã phản ánh nhiều lần lên chính quyền rồi nhưng tình trạng vẫn không thay đổi, thậm chí càng trở nên trầm trọng. Còn đất vườn rộng 1,7ha của gia đình tôi trồng chuối mà cũng không sống được, chết hết, gia đình không có nguồn thu, nay đang để đất trống. Còn về nước uống và sinh hoat hàng ngày của gia đình thì phải chạy đi xa mua về, vì lâu nay nước giếng rất hôi tanh không thể dùng được. Cũng do tôi nghèo quá nên không thể mua đất để chuyển đi nơi khác sinh sống nên đành phải ở lại đây…




Phía bên ngoài nhà máy là những khoảnh đất chết.

Theo quan sát của phóng viên, khu vực phía ngoài xung quanh bức tường của nhà máy chế biến rác thải có nước vàng khè rỉ ra, không thấy dấu hiệu sự sống của các loài côn trùng, tôm, cá… Tất cả các vũng nước đều có màu vàng sệt, cây cối teo tóp, khô héo.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Thái, Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Thiên Thanh thì: Việc kiểm tra tại nhà máy của các cơ quan chức năng là thường xuyên. Nhưng lần này có lực lượng công an vào cuộc lấy lời khai và lấy mẫu rác thải khu chôn lấp đưa đi xét nghiệm, kiểm tra. Số liệu cụ thể thì giữa đoàn công tác và công ty đến nay chưa có số liệu liệu chính thức.

Được biết, đến sáng ngày 22/3, lực lượng Cảnh sát môi trường, Bộ công an và đoàn công tác chức năng của tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiến hành giám sát việc chôn lấp rác thải tại khu B của nhà máy, đồng thời cho máy móc đào bới một số khu vực để kiểm tra chất thải chôn lấp do nghi vấn là chất thải nguy hại chưa qua xử lý.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin khi có kết quả kiểm tra, xét nghiệm từ phía cơ quan chức năng đến bạn đọc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.