moitruongplus Nhiều năm nay, người dân thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột bức xúc trước tình trạng hoạt động tái chế phế liệu của ông Nguyễn Công Khu ở địa phương liên tục xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

Mới đây, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh qua đường dây nóng từ người dân tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột về việc xưởng phế liệu của ông Nguyễn Công Khu liên tục xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, các hoạt động sản xuất của người dân xung quanh.






Cơ sở tái chế phế liệu này nằm cạnh Khu công nghiệp Hòa Phú, lọt trong những rừng cây, phế liệu được tập kết thành những đống cao và hầu hết để lộ thiên

Theo phản ánh: "Người dân chúng tôi đã không ít lần gửi đơn, báo cáo đến cơ quan Công an và chính quyền địa phương để thông báo về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận mà không có hướng giải quyết vấn đề này.”

Ngoài ra, người dân còn cho biết thêm, mùi hôi thối từ xưởng tái chế ô nhiễm này không chỉ tạo ra sự khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người dân địa phương.


Giấy chứng nhận đặng kí kinh doanh của hộ ông Nguyễn Công Khu

Từ những phản ánh trên, PV tìm đến cơ sở này để tìm hiểu, ghi nhận thực tế cho thấy đúng như những gì người dân phản ánh. Cơ sở tái chế phế liệu này nằm cạnh Khu công nghiệp Hòa Phú, lọt trong những rừng cây, phế liệu được tập kết thành những đống cao và hầu hết để lộ thiên. Nước thải trong quá trình tẩy rửa phế liệu túi bóng, ni lông không được xử lý mà lợi dụng địa hình trũng thấp kênh mương để trực tiếp thải ra ngoài chảy thẳng ra suối. Nước thải, nước rỉ rác bị ứ đọng lâu ngày đã phát sinh mùi hôi thối nồng nặc, nước dưới những con suối lúc nào cũng đen ngòm, trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề và những mối nguy về bệnh tật.






Nước thải, nước rỉ rác ngày được xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý,phát sinh mùi hôi thối nồng nặc, nước thải xả ra lúc nào cũng đen ngòm

Hàng ngày, các nhà xưởng luôn luôn đóng cửa khi có xe ôtô chở phế liệu vào thì mới mở xong lại đóng cửa luôn, xe chở theo rác thải  như túi bóng, nilon… rác thải được xe ô tô loại xe phủ kín chở về sau đó phân loại tái chế thành phẩm hạt nhựa PP chở đi các nơi tiêu thụ. Trong xưởng, rác thải bao bì, túi ni lông, phế liệu chất thành đống trải dài hàng trăm mét.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam: Trong quá trình tẩy rửa, việc sử dụng các hóa chất mạnh như sodium hydroxide, sodium carbonate, phosphates, và các chất hoạt động bề mặt như sodium lauryl sulfate để làm sạch phế liệu có thể mang lại hiệu suất ngay lúc đầu nhưng không xử lý hiệu quả, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, bởi thông qua quá trình thấm qua đất, chúng xâm nhập vào nguồn nước ngầm. Từ đó đe dọa nguồn cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.




Trong xưởng, rác thải bao bì, túi ni lông,phế liệu chất thành đống trải dài hàng trăm mét

Bên cạnh đó, quá trình tẩy rửa còn gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trong khu vực. Làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sức khỏe là thách thức lớn cho cộng đồng.

Ghi nhận thực tế trên, PV đã liên hệ với Thượng tá Nguyễn Văn Chuyên – Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế và Môi trường tỉnh Đắk Lắk để ghi nhận xử lý. Thượng tá Chuyên đã kịp thời chỉ đạo đội CSMT tỉnh xuống lấy mẫu đi test hàm lượng chất thải để có cơ sở xử lý.


Cơ sở này xây dựng trên đất nông nghiệp hoạt động từ 2018. Tuy nhiên, vẫn được UBND thành phố Buôn Ma Thuột cấp giấy xác nhận bảo vệ môi trường.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Quang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết: "Cơ sở sản xuất tái chế nhựa phế liệu này của ông Nguyễn Công Khu. Tại đây, cơ sở này sản xuất, mua bán phế liệu tại thôn 12, xã Hòa Phú, cơ sở này xây dựng trên đất nông nghiệp hoạt động từ 2018, ở đây cũng được UBND thành phố Buôn Ma Thuột cấp giấy xác nhận bảo vệ môi trường. Tôi cũng báo cáo với cấp trên về xử lý nhiều lần. Tại đây xả thải ghê lắm, hôi thối ảnh hưởng cá chết suốt, bao nhiêu báo chí lên quá trời cũng báo cáo thành phố rồi. Chúng tôi cũng mong anh em báo chí vào cuộc để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường cũng như dòng suối”.


Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phú

Được biết, đất ở khu vực này là đất nông nghiệp, theo quy định của nhà nước thì không được xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, hộ kinh doanh nói trên vẫn cố tình xây dựng nhà xưởng tái chế, sản xuất phế liệu trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường. 


Biên bản kiểm tra tình trạng pháp lý tại cở sở sản xuất hạt nhựa của ông Nguyễn Công Khu

Từ thực trạng trên, kính đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk và TP. Buôn Ma Thuột cần sớm vào cuộc kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các chủ xưởng tái chế vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; kiên quyết không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi chất lượng môi trường./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.