moitruongplus Một cơ sở luyện nhôm An Nguyên ‘mọc’ trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) hoạt động gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải đổ bừa bãi, khói bụi nghi ngút là những gì đang tồn tại cở sở tái chế nhôm An Nguyễn tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Tỉnh Khánh Hòa)
Vừa qua, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh của người dân tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) về việc một cơ sở sản xuất nhôm trái phép hình thành trên đất nông nghiệp, hoạt động sản xuất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng.
Không khí bị ô nhiêm, nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải đổ bừa bãi, khói bụi nghi ngút là những gì đang tồn tại cở sở tái chế nhôm An Nguyễn tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Tỉnh Khánh Hòa)
Từ phản ánh, phóng viên đã có mặt để ghi nhận thực tế, theo quan sát cơ sở sản xuất nhôm nay có quy mô tương đối, nằm cách không quá xa khu dân cư. Phía trong nhà xưởng chỉ có một hố chứa nước thải nhỏ có màu đen ngòm, tất cả nguồn nước thải này được xả trực tiếp ra một con mương nhỏ nằm phía bên ngoài cánh đồng, không hề có một hệ thống xử lý như bể lắng hay bể lọc…
Quá trình nấu nhôm ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh thành phần trong khói bụi lẫn một phần bụi oxit nhôm (Al2O3). Ngoài ra trong khói bụi còn chứa một phần nhỏ các khí CO, NO2, SO2, và các kim loại như Mg, Pb, Si…, do các phản ứng cháy tạo thành và thành phần nguyên liệu nhôm đầu vào.
Theo ông T.V.M người dân hay đi qua nhà máy tái chế nhôm, đây là cơ sở sản xuất nhôm của công ty An Nguyên, từ khi đi vào hoạt động đến nay công ty này liên tục xả nước thải, khói bụi mịt mù ra môi trường, mùi rất khó chịu.
Cơ sở sản xuất nhôm này đóng trên thửa đất số 574 tờ bản đồ số 01, diện tích 5767,3m2, loại đất CLN, tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ (huyện Diên Khánh).
"Tôi thật sự lo lắng cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bởi theo tôi được biết, chất thải từ việc luyện nhôm rất nguy hiểm, gây nên nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, cơ sở này lại hoạt động gần khu dân cư, hoạt động xả thải gây ô nhiễm. Chúng tôi đã có phản ánh cho chính quyền và cơ quan chức năng, mong các cơ quan sớm vào cuộc xử lý” ông M lo lắng.
Có chung sự bất an, bà H.T.N nói: "Bây giờ cứ thấy nước thải chảy đen ngòm ngoài con mương nhỏ, rồi khói bụi kèm kim loại nặng xả ra hằng ngày khiến chúng tôi bất an thực sự, bởi quan trọng nhất là nguồn nước và không khí mà bây giờ cả hai đang ngày càng bị ô nhiễm.
Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng dẹp bỏ đối với cơ sở luyện nhôm này, bởi trước đây họ cũng xây dựng trái phép, cũng bị cơ quan chức năng xử lý rồi, nhưng họ không chấp hành và vẫn tiếp tục tồn tại và gây ô nhiễm”.
Được biết, cơ sở sản xuất nhôm này đóng trên thửa đất số 574 tờ bản đồ số 01, diện tích 5767,3m2, loại đất CLN, tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ (huyện Diên Khánh). Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CH01482 do UBND huyện Diên Khánh cấp ngày 10/7/2014 cho ông Trần Văn Trinh.
Thế nhưng, năm 2014 ông Trinh đã xây dựng nhà ăn, bếp, nhà làm việc, đặc biệt là dựng nhà xưởng trên diện tích 120m2 khi chưa được chuyển đổi mục đích, chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng.
Ngày 27/12/2022, UBND xã Diên Thọ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Trinh
Ngày 27/12/2022, UBND xã Diên Thọ đã ban hành quyết định xử phạt đối với ông Trần Văn Trinh số tiền 4.000.000 đồng và yêu cầu khắc phục lại hiện trạng ban đầu của thửa đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày, nếu ông Trinh không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế theo quy định. Nhưng không hiểu vì sao tới nay vẫn được tồn tại.
Thế nhưng, bất chấp quyết định xử phạt và yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm, đến nay, công trình trên vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất nhôm gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khiến người dân vô cùng bức xúc.
PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Chí Tiến, Chủ tịch UBND xã Diên Thọ về tình trạng hoạt động tái chế nhôm của Công ty An Nguyên, tuy nhiên, không được ông Nguyễn Chí Tiến hồi âm.
PV tiếp tục liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diên Khánh và sau gần 6 tháng mới được sắp xếp làm việc. Bà Nguyễn Bích Loan – Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diên Khánh: "Việc xử lý sai phạm về xây dựng do UBND xã thực hiện. Sau khi kiểm tra phát hiện hành vi sai phạm về sử dụng đất không đúng mục đích của các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn, UBND xã Diên Thọ đã ban hành quyết định xử phạt và đã thông báo cho phòng để nắm bắt. Về vi phạm môi trường thì sai phạm đất đai mới xử lý sai phạm đất đai. Còn về vấn đề gây ô nhiễm môi trường như báo thông tin, Phòng sẽ cho kiểm tra và nếu đúng thực tế sẽ tham mưu UBND huyện để tiến hành xử lý.”
Hiện, môi trường sống của người dân tại thôn Đồng Bé, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của người dân. Đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa vào cuộc kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các sai phạm nói trên để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo môi trường sống an toàn cho nhân dân.
Liên quan vấn đề tái chế nhôm, thời gian vừa qua, làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá tại Bắc Ninh qua khảo sát tại đây tình trạng ô nhiễm nguồn nước, khói bui, ung thư cho các công nhân làm việc tại đây tỉ lệ rất cao. Tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo dừng hoạt động tái chế tại đây.
Trao đổi với chuyên gia y tế Viện Pasteur Nha Trang: "Công nhân làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi nhôm có nguy cơ nhiễm độc rất cao. Nếu hít phải nồng độ bụi nhôm trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và từ đó dẫn tới các bệnh về đường ruột và hệ hô hấp,…
Trong quá trình cô nhôm, cô lon của các lò đã thải ra khói bụi kim loại gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. Ngoài ra, nhiên liệu đốt chính sử dụng trong sản xuất ở làng nghề là than. Quá trình đốt than, nung chảy phế liệu nhôm, vỏ lon phát sinh một lượng lớn các khí thải độc hại như: Khói, bụi, CO, SO2, NO2, hơi xút là nguyên nhân gây ra các bệnh ở người như mẩn ngứa, ung thư,…Lượng khí độc hại xả trực tiếp ra môi trường có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, chóng mặt…”
Chính vì ô nhiễm nghiêm trọng từ việc tái chế nhôm rất mong các cơ quan chức năng huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa quan tâm vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, xác minh, xử lý dứt điểm mang lại môi trường sống trong lành đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của người dân.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.