moitruongplus Ngày 29/11, ông Lê Huyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý trách nhiệm để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất tại khu vực đèo Ngoạn Mục, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử có bài viết phản ánh về tình hình hàng chục hộ dân và doanh nghiệp ngang nhiên xâm chiếm khu vực đất lâm nghiệp để kinh doanh, xây dựng nhà tạm, UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương kiểm tra, xác định trách nhiệm cụ thể của từng tập thể, cá nhân theo phản ánh.
Ông Lê Huyền cho biết đã yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo Chi cục kiểm lâm kiểm điểm, xác định trách nhiệm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân và người đứng đầu do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm trong thời gian dài các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng, không kiên quyết lập hồ sơ, thủ tục xử lý nghiêm, kịp thời, đầy đủ các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình đang chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường bộ và một phần diện tích đất rừng phòng hộ để dựng nhà tiền chế.
Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Pha và UBND xã Lâm Sơn rà soát, kiểm tra thực địa, lập hồ sơ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm lấn, chiếm đất rừng thuộc lâm phần quản lý của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật, không để sự việc tiếp diễn thành điểm nóng lấn chiếm khai thác rừng trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với UBND huyện Ninh Sơn, yêu cầu địa phương này nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn công trình. Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình tại địa phương mà không kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý.
Đối với các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, tỉnh Ninh Thuận đề nghị Khu quản lý đường bộ IV chỉ đạo Văn phòng quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ xử lý đúng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Hiện trạng lấn chiếm vẫn chưa khắc phục dù ngành chức năng đã lập biên bản vi phạm.
… và các hành vi chống đối
Theo ghi nhận của PV, tại khu vực trên hiện có 6 trường hợp gồm hộ dân, doanh nghiệp tự ý dựng chòi trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng Krông Pha. Hiện chỉ có 1 trường hợp tự nguyện tháo dỡ công tình trái phép, trả lại hiện trạng ban đầu, các trường hợp khác vẫn chưa khắc phục hậu quả.
Riêng trường hợp Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình, DN này đang có văn bản xin địa phương được sử dụng tạm thời diện tích hơn 800 m2 đất rừng phòng hộ để làm lán trại, chứa nguyên liệu phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng tuyến quốc lộ 27.
Ông Trần Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, cho biết: "Các trường hợp tự ý dựng chòi trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ là người ngoài địa phương nên nhiều lần không chấp hành và có thái độ coi thường pháp luật, rất hung hăng, manh động, thường xuyên đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng lại chưa được trang bị công cụ hỗ trợ. Nếu không có biện pháp xử lý nghiêm thì các đối tượng sẽ tiếp tục có những hành động khó lường, làm ảnh hưởng đến tinh thần thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng”.
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trạng lấn chiếm đất rừng.
Theo UBND huyện Ninh Sơn, hiện địa phương đã giao Công an huyện chủ trì, phối hợp, hỗ trợ điều tra, xử lý nghiêm đối với các đối tượng trên; cử lực lượng phối hợp tham gia Đoàn công tác cưỡng chế, tháo dỡ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong thi hành nhiệm vụ.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.