moitruongplus Ngày 26/10 đã diễn ra Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong Khu công nghiệp Việt Nam (Khảo sát điểm KCN Nam Cầu Kiền).
Viện Sức khỏe & Môi trường vì cộng đồng và Công ty CP Shinec vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong Khu công nghiệp Việt Nam (Khảo sát mô hình điểm KCN Nam Cầu Kiền)”.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, khoa học, chuyên gia có uy tín như: TSKH Phan Xuân Dũng- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); PGS.TS Trần Đình Thiên - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Viện trưởng Viện KH&CN Môi trường, Giám đốc Trung tâm Tri thức Kinh tế tuần hoàn; PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Chủ tịch CLB Các nhà Công Thương Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội; GS. Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp Phạm Văn Thức…
Hội thảo khoa học "Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong Khu công nghiệp Việt Nam (Khảo sát mô hình điểm KCN Nam Cầu Kiền)”.
Trình bày tại Hội thảo nghiên cứu đã chỉ ra là xu hướng tất yếu, KTTH mang lại rất nhiều lợi ích, đối với Việt Nam đây là phương thức ưu việt, phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước, song hành với các chương trình chiến lược như kinh tế xanh, sản xuất sạch…
Từ phân tích thực trang vai trò KCN trong phát triển bền vững tại Việt Nam Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị dưới góc độ KTTH chỉ có thể áp dụng mô hình kinh tế vòng tròn đối với các KCN mới thành lập hiện nay (các KCN thành lập từ trước khó bổ sung các dịch vụ bởi đã được quy hoạch cứng) bởi nó mang tính đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch xây dựng và có đủ công năng chuyển đổi sang hoạt động công nghiệp sinh thái.
Đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực tiễn phát triển và rác thải công nghiệp tại Việt Nam (KCN phát triển nhanh, đạt nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên đi cùng đó là nhiều hạn chế về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải… thiếu bền vững), nghiên cứu cho rằng phải xây dựng mô hình KTTH phù hợp với đặc thù nền kinh tế của Việt Nam (phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
Theo đó KCN Việt Nam có thể đáp ứng 2 phương pháp tiếp cận cơ bản của KTTH là theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu hoặc theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Việc tiếp cận và nhận thức về KTTH trong KCN theo quan điểm này sẽ khắc phục được những sai lầm và thiếu sót từ khâu quy hoạch, xây dựng KCN, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững…
Đánh giá sau khi khảo sát mô hình điểm KCN Nam Cầu Kiền
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đánh giá: "Qua khảo sát, phân tích, nghiên cứu thực tiễn tại KCN Nam Cầu Kiền cho thấy, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong KCN Việt Nam là hoàn toàn khả thi và chắc chắn sẽ thành công.
Ngay từ khi thành lập, KCN Nam Cầu Kiền đã có định hướng toàn diện và đi theo lộ trình thực hiện từng nội dung của kinh tế tuần hoàn. Với bối cảnh hiện nay, tại KCN Nam Cầu Kiền có thể xây dựng mô hình điểm về kinh tế tuần hoàn để nhân rộng ra cả nước”.
KCN Nam Cầu Kiền đã học hỏi mô hình Mạng lưới Ecotown của thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) để xây dựng KCN sinh thái của người Việt, hướng đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, thu hút đầu tư ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Theo ông Trần Xuân Việt (VUSTA), Công ty cổ phần Shinec đã quy hoạch, liên kết các nhóm ngành nghề với nhau tạo thành một hệ sinh thái doanh nghiệp cộng sinh. Phương thức vận dụng kinh tế tuần hoàn tại KCN Nam Cầu Kiền là sự cộng sinh đa dạng trong tổng thể mô hình cộng sinh lớn, từ đó tạo ra vòng tròn liên kết hữu cơ bền vững trên 3 trục: Kinh tế - Môi trường - Xã hội, hoạt động dựa trên nội hàm của kinh tế tuần hoàn, với nguyên tắc: "Tái chế - Đa dạng - Sử dụng năng lượng xanh - Nền tảng sinh học”.
Trên nguyên tắc này, các sản phẩm tạo ra dễ dàng được tái sử dụng; Có sự đa dạng và quan hệ tương hỗ giữa các doanh nghiệp, nhà nước và người dân; Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời và tiến tới việc tạo ra nhiều sản phẩm từ nguyên liệu sinh học.
Ở chiều sâu của mô hình này, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, việc thu hồi và tái sử dụng tái chế chất thải với tỉ lệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và toàn bộ KCN, bao gồm chất thải rắn, nước thải, năng lượng. Ngoài ra, một số ngành kinh tế đang được KCN nghiên cứu chuyển đổi gồm khí sinh học, nhựa, thép, tái chế, ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng,…
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Shinec (Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền) cho biết: KCN Nam Cầu Kiền được xây dựng cách đây 10 năm, đến nay đã tập trung nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, sống "cộng sinh” trong KCN; Nhờ đó đã tạo ra các giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, đồng thời góp phần giải quyết bài toán rác thải của KCN. Hiện nay KCN không có rác thải ra, mà tất cả đã trở thành hàng hóa.
Cũng theo ông Phạm Hồng Điệp, hoạt động của KCN đã bám sát tiêu chí của Nghị định 82, nhằm giải bài toán về quy hoạch cây xanh, xã hội, lao động, cảnh quan. Trong giai đoạn từ năm 2018-2020, lãnh đạo KCN đã nghiên cứu các mô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời hợp tác với 1 thành phố của Nhật Bản để hình thành tư duy và cách tiếp cận mô hình về KCN sinh thái. Đồng thời, tuân thủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong Nghị định 40 của Chính phủ về bảo vệ môi trường…. Nhờ đó, các vấn đề về an toàn lao động, an toàn PCCC, kiểm soát chất thải… đã được triển khai và kiểm soát bằng hệ thống online.
Đánh giá của nhóm thực hiện đề tài, trong nội tại KCN Nam Cầu Kiền đã có định hướng toàn diện và đang trong lộ trình thực hiện từng nội dung của kinh tế tuần hoàn. Và với bối cảnh hiện nay tại KCN Nam Cầu Kiền, hoàn toàn có thể xây dựng mô hình điểm về kinh tế tuần hoàn để nhân rộng ra cả nước.
Đề xuất một số cơ chế đặc thù đối với khu công nghiệp sinh thái
Tại Hội thảo,TSKH Phan Xuân Dũng Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học "Đánh giá khả năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp Việt Nam (Khảo sát mô hình điểm KCN Nam Cầu Kiền)” có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng và Công ty Cổ phần Shinec (Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền), mà còn đối với các tổ chức khác trong nước, đối với việc xây dựng chính sách của Nhà nước vì mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia bền vững.
Theo ông Dũng Hội thảo tạo ra diễn đàn trao đổi, thảo luận và thu nhận những đánh giá, phân tích khoa học, góp ý về phát triển KTTH ở nước ta, kết quả của Hội thảo cũng sẽ giúp việc xây dựng hoàn chỉnh đề tài khoa học của Việt Nam về vấn đề này tạo ra sản phẩm khoa học về mô hình KTTH hiệu quả, có thể áp dụng và nhân rộng trong KCN trên cả nước.
Tham dự Hội thảo hầu hết các tham luận đều đánh giá cao ý nghĩa, giá trị thông tin và những phân tích của đề tài, được xem như là bước đi tiên phong trong thực hành KTTH tại Việt Nam. Các đại biểu hầu hết đồng tình về những khó khăn cơ bản trong thực hiện KTTH tại KCN ở Việt Nam mà nghiên cứu chỉ ra như: chưa có cơ sở pháp lý cho sự phát triển, thiếu các chính sách toàn diện và chế độ hỗ trợ phù hợp từ Chính phủ, chưa có tiêu chí nhận dạng và phân loại mô hình; chưa có thị trường chất thải và các nguyên liệu từ chất thải…
Tại Hội thảo ông Mai Văn Sỹ - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec cho biết KCNST có chi phí đầu tư, phí bảo vệ môi trường rất cao, tại Việt Nam chưa có KCN nào đạt đúng chuẩn KCNST (Nam Cầu Kiền hướng tới KCNST). Theo ông Sỹ hiện nội hàm KTTH tại Việt Nam còn rất chung chung chưa có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước…
Theo Hội thảo KCNST là mô hình KCN tương lai hương tới việc phát triển kinh tế gắn liền với BVMT, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp… ngoài những ưu đãi chung về KCNST theo quy định hiện hành, mô hình này cần những ưu đãi cụ thể như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước, ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…/.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.