moitruongplus Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Đội Kiểm tra trật tự đô thị và Môi trường TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho rằng các công trình xây không phép tại trường Tiểu học – THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phường Hà Khẩu đã đưa nhà nước vào ‘thế bí’?!

Như đã đưa tin, mặc dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư trường Tiểu học – THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (sau đây viết tắt là trường Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở khu 6, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngang nhiên xây dựng 02 dãy nhà cao tầng để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và một số công trình phụ trợ khác.

Điều đáng nói, hàng loạt  hành vi vi phạm này diễn ra trong suốt thời gian dài nhưng không được các cấp chính quyền của thành phố Hạ Long kịp thời ngăn chặn, xử lý, gây bức xúc trong xã hội.


Hàng nghìn học sinh, giáo viên trường Tiểu học - THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phường Hà Khẩu, TP Hạ Long bị đặt vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ khi tham gia học tập, giảng dạy tại đây.

Liên quan đến những hành vi vi phạm về trật tự xây dựng  tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cuối tháng 6/2023, Đội Kiểm tra trật tự đô thị và Môi trường thành phố Hạ Long đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính. Đến ngày 10/7/2023, Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với  chủ đầu tư trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là Công ty TNHH Thanh Sơn với số tiền 140 triệu đồng.

Quyết định xử phạt của UBND thành phố Hạ Long nêu rõ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Thanh Sơn: "Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định là phải có giấy phép xây dựng đối với công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, cụ thể: Công trình có ký hiệu số 21A tại Quy hoạch được phê duyệt có diện tích xây dựng tầng một 940,0m2; công trình có ký hiệu số 21B tại Quy hoạch được phê duyệt có diện tích xây dựng tầng một 384,0m2; các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, kè chắn đất, san nền, cống rãnh thoát nước… và hạng mục sân bóng, bể nước.

Thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, 02 công trình là tòa nhà 5 tầng mang ký hiệu 21A và 21B đã hoàn thiện việc xây dựng, đưa vào sử dụng. Tương tự, một số hạng mục phụ trợ như kè, lán để xe, sân thể thao, bể nước cũng đã hoàn thành việc xây dựng.

Ngoài ra, theo quan sát của PV, ngay cổng vào trường Nguyễn Bỉnh Khiêm được gắn biển là trường đạt chuẩn Quốc gia. Điều này khiến dư luận băn khoăn về cơ sở vật chất, các công trình nhà học được xây dựng không phép nêu trên có ‘đạt chuẩn’ theo biển hiệu này hay không?  Mặt khác, những công trình này chưa được thẩm duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu về xây dựng, phòng cháy chữa cháy nhưng chủ đầu tư ngang nhiên đưa vào sử dụng, thì liệu rằng công trình này có đảm bảo an toàn tính mạng cho hàng nghìn học sinh, giáo viên tham gia giảng dạy và học tập hàng ngày tại đây.


Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự an toàn đối với hàng nghìn học sinh, giáo viên của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi hàng ngày phải học tập, giảng dạy trong công trình lớp học xây dựng không phép này?

Mới đây, tại buổi làm việc với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, một lãnh đạo Đội Kiểm tra trật tự đô thị và Môi trường thành phố Hạ Long, đã thừa nhận những sai phạm về trật tự xây dựng tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời vị này cho biết, chủ đầu tư công trình vi phạm có 90 ngày để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ về xây dựng, nếu quá thời hạn trên mà không hoàn thiện thì sẽ phải tự tháo dỡ các công trình vi phạm.

Điều đáng nói, cũng tại buổi làm việc, vị này cho rằng các công trình vi phạm tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa nhà nước vào ‘thế bí’?! Vị này phân tích, bởi đây là nhà trường nên nếu đình chỉ, thậm chí đúng quy định mà không hoàn thiện hồ sơ thì sẽ phải tháo dỡ công trình vi phạm, vậy thì học sinh học ở đâu? Vậy là đưa nhà nước vào thế xã hội rồi!

Ở một góc nhìn khác, nhiều ý kiến không đồng tình với nhận định trên, bởi lẽ, doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ và các quy định của pháp luật. Trong khi đó, việc quản lý nhà nước của chính quyền địa phương chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định, vì vậy, nếu chính quyền các cấp của TP Hạ Long thực hiện đúng, đầy đủ quyền lực của mình đã được phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước thì chủ đầu tư trường Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ không có cơ hội để thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm hành chính, khi tổ chức xây dựng các công trình không phép nêu trên.

Về phía chủ đầu tư trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, doanh nghiệp này sẽ không thể ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm trong suốt một thời gian dài và liên tục để hoàn thiện xây dựng các công trình ‘khủng’ này, nếu không có sự ưu ái hay ‘bật đèn xanh’ của các cấp chính quyền  TP Hạ Long.


Toàn cảnh trường Tiểu học – THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tổ 6 phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Từ dẫn chứng trên chúng ta có thể khẳng định, doanh nghiệp sẽ không thể đặt chính quyền vào ‘thế bí’ nếu như chính quyền không ‘tự nguyện’ hoặc vì một nguyên nhân ‘tế nhị’ nào khác. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, là ai mới đang bị đặt vào ‘thế bí’ và những hậu quả, rủi ro xảy ra (nếu có) tại các công trình xây dựng không phép trên thì ai là người trực tiếp lãnh hậu quả?

Đó chính là hàng nghìn học sinh, giáo viên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm mới là đối tượng đã bị chính quyền, doanh nghiệp đặt vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’, bởi tất cả đều biết rõ nguy cơ mất an toàn tại công trình lớp học được xây dựng không phép, chưa được thẩm duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu về xây dựng, phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn phải tham gia học tập và giảng dạy tại đây, vì không còn lựa chọn nào khác.

Và chỉ còn ít ngày nữa là hết thời hạn chủ đầu tư trường Nguyễn Bỉnh Khiêm phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các công trình trên. Đặt giả thiết nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này thì chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh sẽ làm gì, liệu có ai đó ‘dũng cảm’ ký quyết định đình chỉ hoạt động, hoặc quyết định cưỡng chế tháo dỡ các công trình lớp học không phép tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, và cuối cùng, ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự an toàn đối với hàng nghìn học sinh, giáo viên của trường này? Chúng tôi xin chuyển những câu hỏi này đến các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền thành phố Hạ Long để có câu trả lời thoả đáng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.