moitruongplus Cơ sở chế biến lâm sản của Công ty TNHH MTV Vượng Lộc rộng hàng nghìn m2, ở xã Vũ Oai (TP Hạ Long, Quảng Ninh) hoạt động giữa rừng sản xuất, nhưng lại chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, QHXD và môi trường, nguy cơ gây mất an toàn cháy rừng là rất lớn.
Công ty TNHH MTV Vượng Lộc (sau đây viết tắt là Công ty Vượng Lộc, địa chỉ tại thôn Lán Dè, xã Vũ Oai, TP Hạ Long, tỉnh Quang Ninh), có ngành, nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất dăm gỗ, nguyên liệu giấy xuất khẩu.
Hiện doanh nghiệp này là chủ sở hữu cơ sở chế biến lâm sản (hay còn gọi là cơ sở chế biến dăm gỗ - PV) tại thôn Lán Dè, xã Vũ Oai. Theo phản ánh của người dân địa phương thì cơ sở này hoạt động đã nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai, quy hoạch xây dựng, môi trường và phòng cháy chữa cháy.
Toàn cảnh xưởng chế biến dăm gỗ của Công ty Vượng Lộc ở thôn Lán Dè, xã Vũ Oai, TP Hạ Long
Để làm rõ thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại xưởng chế biến dăm gỗ của Công ty Vượng Lộc để ghi nhận thực tế. Tại cơ sở dăm gỗ ngoài trời được tập kết loại vật liệu dễ dàng bắt lửa gây cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Trong khuôn viên nhà xưởng, gỗ dăm, mùn cưa gỗ được chất cao như núi, tập kết khắp nơi, ngổn ngang cả 2 bên đường, xung quanh là rừng sản xuất. Đáng nói, xưởng gỗ dăm này nằm ngay dưới hành lang đường lưới điện 220KV chạy ngang qua thửa đất, khiến nguy cơ cháy nổ rất cao, thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn lưới điện.
Quan sát thực tế dễ dàng nhận thấy, hoạt động sản xuất của xưởng gỗ này không đảm bảo an toàn trong công tác phòng phòng cháy, chữa cháy, nhất là khi có sự cố cháy nổ xảy ra sẽ dễ dàng lan nhanh sang cánh rừng bên cạnh.
Mặc dù là đường liên thôn nhưng những đoàn xe trọng tải lớn vẫn ngày đêm tập kết, bốc xúc hàng chục m3 gỗ, dăm gỗ đi tiêu thụ, khiến hệ thống cống ngang, mặt đường xuống cấp, nứt vỡ, mất an toàn giao thông rất lớn.
Cũng theo phản ánh của một số người dân địa phương, các tuyến đường liên thôn ở đây nhỏ hẹp, nhưng những đoàn xe trọng tải lớn vẫn ngày đêm di chuyển để chở gỗ, dăm gỗ từ Công ty Vượng Lộc đóng trên địa bàn đi tiêu thụ khiến hệ thống cống ngang, mặt đường xuống cấp, nứt vỡ, mất an toàn giao thông rất lớn.
Liên quan đến thủ tục pháp lý của cơ sở sản xuất lâm sản trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND xã Vũ Oai và đại diện Công ty Vượng Lộc. Tại buổi làm việc, PV được cung cấp Biên bản làm việc số 17/BB-DKT, ngày 19/6/2023 do Đoàn liên ngành của UBND thành phố Hạ Long (thành lập theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND thành phố Hạ Long về việc rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn Thành phố) do ông Bùi Minh Tấn, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Hạ Long làm Trưởng đoàn về việc kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động chế biến lâm sản của Công ty Vượng Lộc.
Kết quả kiểm tra, rà soát thể hiện tại biên bản làm việc trên cho thấy, cơ sở sản xuất chế biến lâm sản của Công ty Vượng Lộc còn nhiều tồn tại liên quan đến lĩnh vực môi trường, đất đai, quy hoạch xây dựng và phòng chống cháy nổ, do đó nội dung người dân xã Vũ Oai phản ánh như trên là hoàn toàn có cơ sở.
Cụ thể, về lĩnh vực môi trường, đất đai, Đoàn liên ngành đề nghị Công ty liên hệ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ về môi trường. Cung cấp các hồ sơ về đất đai liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh, thực hiện trước ngày 30/6/2023.
Về quy hoạch xây dựng, tại buổi làm việc, đại diện Công ty Vượng Lộc chưa cung cấp được các hồ sơ liên quan đến quy hoạch, xây dựng tại khu vực sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản.
Đoàn liên ngành đề nghị, hiện cơ sở chế biến lâm sản của Công ty Vượng Lộc không còn phù hợp với định hướng Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ - TTg ngày 10/02/2023. Đề nghị Công ty chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình di dời phù hợp định hướng QHC.
Xưởng chế biến dăm gỗ ngang nhiên chiếm dụng hành lang an toàn lưới điện 220KV chạy ngang qua thửa đất, khiến nguy cơ cháy nổ, thậm chí ảnh hưởng đến sự vận hành lưới điện.
Về hồ sơ môi trường, theo báo cáo tại thời điểm kiểm tra, Công ty không có hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngày 15/08/2017, công ty đã đề xuất chuyển hồ sơ và làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long về việc đăng ký hồ sơ xin xác nhận cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đủ điều kiện.
Rõ ràng, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của Công ty Vượng Lộc chứa toàn vật liệu dễ cháy như nguyên vật liệu từ gỗ, bụi, mùn cưa, dăm gỗ... nhưng không có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, hay cam kết bảo vệ môi trường nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian qua, điều này khiến dư luận đặt nghi vấn về việc chính quyền sở tại đã buông lỏng quản lý, giám sát đối với cơ sở sản xuất này.
Điều đáng nói, ngay cả khi có kết quả kiểm tra nêu trên của cơ quan chức năng thành phố Hạ Long, thì cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động như chưa hề có đợt kiểm tra nào?!
Để thượng tôn pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, và an toàn đường đường lưới điện cao thế, chúng tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh, chính quyền TP Hạ Long xem xét, xử lý dứt điểm những tồn tại, vi phạm tại cơ sở chế biến lâm sản của Công ty Vượng Lộc, tránh gây hệ lụy lớn liên quan đến tài nguyên rừng, cũng như môi trường sống, an toàn giao thông của người dân quanh khu vực.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.