moitruongplus Một khu đất rộng 2,3 ha, có giá trị sinh lợi cao, nằm giữa P. Hà Huy Tập, TP Vinh nhưng bị bỏ hoang hoá, ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị gần 20 năm qua. Vậy những "uẩn khúc” phía sau khu đất này là gì? Vì sao cổ đông lại tố cáo giám đốc kiêm CT HĐQT Cty?

Bỏ hoang giữa lòng TP Vinh gần 20 năm

Theo UBND phường Hà Huy Tập, thì khu đất rộng 23.000 m2 tại khối Yên Sơn (vị trí phía Bắc giáp đường Phạm Đình Toái, phía Đông  giáp đường QH 9M và khu dân cư, phía Nam giáp chi cục thi hành án, phía Tây giáp đường QH 9m) có nguồn gốc là đất nông nghiệp do Hợp tác xã Phong Toàn quản lý và đã giao khoán cho xã viên sản xuất từ năm 1996.


Năm 2010, khu đất rộng 2,3 ha được Cty CP Thương Binh chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường GPMB cho HTX Phong Toàn với tổng kinh phí gần 32 tỉ đồng.

Theo bản đồ đo đạc năm 2000 thì khu đất có diện tích đất 2 lúa là 4.000m2, đất 1 vụ lúa là 13.000m2, đất ao nuôi cá là 1.600m2, đất lúa màu là 4.000m2. Nhưng do sản xuất không hiệu quả, đất khô cằn, không có hệ thống mương nước tưới tiêu nên hầu hết diện tích sử dụng làm ao nuôi cá và bỏ hoang.

Do vị trí nằm giữa khu dân cư, nên nơi đây cũng trở thành bãi đổ rác xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị thành phố.

Ngày 30/3/2004, Công ty Cổ phần Thương binh và Người tàn tật Nghệ An (gọi tắt là Cty CP Thương Binh) có tờ trình số 17/TT gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xin khảo sát khu đất này để xây dựng Dự án Trường tiểu học dân lập và Nhà trẻ chất lượng cao (diện tích khoảng 15.000-20.000 m2).

Ngày 09/09/2004, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1330/QĐ.UB-CN về việc cho phép Cty CP Thương Binh khảo sát để lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà trẻ mầm non – Trường tiểu học chất lượng cao tại khối Yên Sơn - Yên Phúc, phường Hà Huy Tập, TP Vinh.


Tuy nhiên nhiều năm sau đó, Dự án Xây dựng Trường tiểu học dân lập và Nhà trẻ chất lượng cao đã không được hoàn thiện hồ sơ pháp lý và triển khai khiến khu đất hàng trăm mét bám mặt đường Phạm Đình Toái càng trở nên hoang hoá, nhếch nhác bộ mặt phố thị.

Theo đó, diện tích khảo sát: 20.000 m2. Chủ đầu tư được làm việc với các cơ quan đơn vị liên quan để tiến hành khảo sát và quy hoạch, báo cáo Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ đó làm cơ sở lập dự án đầu tư và phương án bồi thường GPMB trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại Điều III của Quyết định ghi rõ: "Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký. Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP Vinh, Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập, HTX Phong Toàn, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan và Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này”.

Sau khi có Quyết định cho phép khảo sát để lựa chọn địa điểm, Cty CP Thương Binh đã tiến hành lập dự án đầu tư và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ngày 08/10/2010, HTX Phong Toàn họp xã viên liên quan về việc đền bù GPMB trên khu đất. Thành phần gồm 130 xã viên và BQT HTX Phong Toàn cùng Cty CP Thương Binh. Chủ nhiệm HTX lúc này là ông Nguyễn Trung Vinh, thư ký là bà Nguyễn Thị Chiên. Đại diện Cty CP Thương Binh là ông Đặng Hồng Tư – chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty.

Sau khi đã thống nhất diện tích đất và giá đền bù với các hộ xã viên HTX Phong Toàn, Cty CP Thương Binh đã chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường GPMB cho HTX Phong Toàn với tổng kinh phí là 31.999.500.000 đồng trên diện tích đất là 21.333,0m2 (có biên bản, danh sách nhận tiền đền bù, tờ trình xin trả đất của HTX Phong Toàn và phiếu thu kèm theo).

Như vậy tính từ ngày 22/12/2010, HTX Phong Toàn đã có văn bản xin trả đất và giao toàn bộ diện tích hơn 21.000 m2 cho Cty CP Thương Binh toàn quyền quản lý, sử dụng để thực hiện dự án.

Dự án giáo dục đến nhà ở vẫn mãi nằm trên…giấy?

Tuy nhiên nhiều năm sau đó, Dự án Xây dựng Trường tiểu học dân lập và Nhà trẻ chất lượng cao đã không được hoàn thiện hồ sơ pháp lý và triển khai khiến khu đất hàng trăm mét bám mặt đường Phạm Đình Toái càng trở nên hoang hoá, nhếch nhác bộ mặt phố thị.


Vào năm 2014, ông Đặng Hồng Tư - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ đã có tờ trình số 38/2014/TT-Cty gửi UBND tỉnh Nghệ An, các sở ban ngành xin thực hiện đầu tư dự án "Xây dựng nhà ở và chỉnh trang đô thị” trên khu đất trước đây xin làm dự án giáo dục.

Vào ngày 06/12/2014, ông Đặng Hồng Tư - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ đã có tờ trình số 38/2014/TT-Cty gửi UBND tỉnh Nghệ An, các sở ban ngành, UBND TP Vinh, UBND phường Hà Huy Tập.

Theo tờ trình này thì: "Sau khi xem xét đối chiếu với Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2009-2015 của TP Vinh đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 và bản đồ QH sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 của phường Hà Huy Tập được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 5348/QĐ.UBND-CN ngày 5/11/2010 thì khu đất nói trên QH: có 6.000m2 đất sử dụng vào mục đích công cộng; 5.000m2 đất quy hoạch đường 24m; 11.600m2 QH sử dụng vào mục đích đất ở”.

Vì vậy, Cty CP Thương Binh đề nghị: "Để phù hợp với Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt sử dụng đất đúng mục đích phát huy hiệu quả đầu tư và góp phần chỉnh trang đô thị; Cty CP Thương Binh kính trình UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan cho phép công ty thực hiện đầu tư dự án "Xây dựng nhà ở và chỉnh trang đô thị” trên diện tích khu đất mà chúng tôi đã đền bù, tiếp quản từ HTX Phong Toàn”.

Tờ trình tiếp tục nêu: "Công ty CP Thương binh người tàn tật Nghệ An nay đã được cơ cấu, sắp xếp lại đảm bảo năng lực để thực hiện dự án, kính mong UBND tỉnh, các Sở ngành chấp thuận để dự án sớm triển khai theo kế hoạch. Chúng tôi cam kết thực hiện dự án đúng quy định của tỉnh, đảm bảo hiệu quả”.


Ngày 09/09/2004, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1330/QĐ.UB-CN về việc cho phép khảo sát để lựa chọn địa điểm QH xây dựng Nhà trẻ mầm non – Trường tiểu học chất lượng cao tại khối Yên Sơn- Yên Phúc, phường Hà Huy Tập, TP Vinh.

Sau khi nhận được tờ trình, ngày 01/10/2014, UBND tỉnh Nghệ An có CV số 6954/UBND-XD về việc xây nhà ở và chỉnh trang đô thị tại khu đất HTX Phong Toàn, phường Hà Huy Tập.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường có ý kiến như sau: "Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét, hướng dẫn chủ đầu tư và tham mưu UBND tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty CP Thương binh người tàn tật Nghệ An trực tiếp phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan để thực hiện”.

Ngày 25/12/2015, Công ty CP Thương Binh đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3.

Theo đó, công ty lúc này có vốn điều lệ 20 tỷ đồng (tổng số cổ phần 20.000, mệnh giá cổ phần 1.000.000 đồng). Đặc biệt, ông Đặng Hồng Tư - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ không còn là người đại diện pháp luật của công ty mà lúc này là ông Nguyễn Khâm Trinh - chức danh  Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ.

Như vậy, kể từ khi UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1330/QĐ.UB-CN về việc cho phép khảo sát để lựa chọn địa điểm QH xây dựng "Dự án Nhà trẻ mầm non – Trường tiểu học chất lượng cao” đến tờ trình số 38/2014/TT-Cty xin thay đổi dự án "Xây dựng nhà ở và chỉnh trang đô thị” của Cty CP Thương Binh là tròn 10 năm. Một thập kỷ trôi qua, khu đất vàng rộng 2,3 ha bám mặt đường Phạm Đình Toái vẫn "án binh bất động”, trong khi đó cây cỏ mọc um tùm, lãng phí tài nguyên, nhếch nhác mất mỹ quan đô thị.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.