moitruongplus Hiện tượng người dân lấn chiếm đất trồng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (Công ty LCN BQB) ql, khai thác đang diễn ra ngày một nhiều và liều lĩnh hơn trên địa bàn huyện Bố Trạch.

Bài 1: Dân liều lĩnh chiếm đất để được trồng rừng.

Hiện tượng người dân lấn chiếm đất trồng rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (Công ty LCN BQB) đang quản lý, khai thác đang diễn ra ngày một nhiều và liều lĩnh hơn trên địa bàn huyện Bố Trạch.


Công ty TNHH một thành viên LCN Bắc Quảng Bình đang quản lý, sử dụng và khai thác diện tích rừng hầu hết ở các huyện thị phía Bắc Quảng Bình

Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 26/2002/QĐ-UBND ngày 25/3/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình, nhiệm vụ chính là: Quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng; thực hiện dự án 661; khai thác gỗ, tận thu lâm sản phụ, khai thác nhựa thông; trồng rừng kinh tế, sản xuất cây giống lâm nghiệp; chế biến gỗ, sản xuất hàng mộc các loại và xuất khẩu.

Trong quá trình vận hành, quản lý, Công ty LCN BQB đã để xảy ra nhiều vụ việc về lấn chiếm đất lâm nghiệp, như năm 2014 các hộ dân ở thôn Bồng Lai 1, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch đã lấn chiếm đất trồng lâm nghiệp và buộc công ty đã phải có nhưng phương án để hợp tác trồng rừng cùng người dân nơi đây.

Hiện tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp của Công ty LCN BQB thời gian gần đây lại tiếp diễn trên địa bàn huyện Bố Trạch. Cụ thể, hiện tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp của những người dân ở tại xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch đã phải buộc các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn.


Trong hợp đồng hợp tác trồng rừng có nêu rõ về việc phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết, nhưng không hiểu lý do từ đâu mà lại có việc tự ý đào bới làm biến dạng cấu trúc, địa hình,... và trồng cây sai với mục đích và hợp đồng mà vẫn tồn tại cho đến bây giờ.

Để hiểu rõ vấn đề vì sao người dân nơi đây lại ngang nhiên lấn chiếm đất lâm nghiệp giao cho Công ty LCN BQB quản lý đến như vậy, phóng viên đã có buổi đi thực tế và được người dân tại thôn 10 (ngọn rào), xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết tâm tư nguyện vọng của người dân nơi đây.

Từ năm 2017 đến năm 2021, Công ty LCN BQB không căn cứ Nghị định 168/2016/NĐ-CP về trình tự thủ tục và lựa chọn đối tượng để thực hiện giao khoán hợp đồng liên doanh đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất. Các đối tượng không phải 100% là người dân địa phương mà còn một số đối tượng ở thành phố Đồng Hới nhận giao khoán.

Ông TVD cho biết: Người dân nơi đây sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng mà lại không có rừng để trồng. Với mong muốn được có đất trồng rừng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, kiếm thêm thu nhập. Nên đã cùng nhau lên các khu vực Hà Riềng, tiểu khu 263 lâm phần Công ty LCN BQB quản lý để lấn chiếm và trồng cây keo tràm.

Trong quá trình đi thực tế qua lời dẫn của người dân nơi đây, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã được kiểm chứng và qua lời kể của người dân nơi đây mới phát hiện ra nhiều việc làm sai trái trên đất lâm nghiệp của Công ty LCN Bắc Quảng Bình quản lý.


Không hiểu sao tại Tiểu khu 238 vẫn được đào ao nuôi cá, dựng lán lều và chuồng trại để chăn nuôi ngay đầu nguồn mà mãi vẫn không bị công ty, UBND xã hay 1 lực lượng chức năng nào xử lý và cưỡng chế.

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2016 Công ty triển khai thực hiện giao khoán theo cách riêng của công ty các đối tượng lựa chọn là cán bộ công nhân viên của Công ty theo NĐ 135/2005 không có sự tham gia của UBND xã.

Các đối tượng được Công ty lựa chọn hợp tác để trồng rừng thì lại không trồng rừng mà thực hiện trồng các cây nông sản không đúng với hợp đồng đã ký kết. Nghiêm trọng hơn, đó là còn có 1 số hộ đào bới để làm hồ nuôi cá, dựng lán lều và chuồng trại để chăn nuôi ngay tại Tiểu khu 238 thuộc lâm phận của Công ty LCN BQB quản lý. Từ đó, làm biến dạng cấu trúc, địa hình và diện tích đất đã hợp tác trồng rừng.

Hiện tượng sử dụng đất sai mục đích theo hợp đồng ký kết, đào bới làm biến dạng cấu trúc, địa hình và diện tích đất đã hợp tác trồng rừng trên diện tích rừng trong nhiều năm nhưng vẫn không bị lực lượng chức năng hay Công ty LCN BQB quyết liệt xử lý và để tồn tại cho đến bây giờ.


Xã Xuân Trạch nơi đang diễn ra hiện tượng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp ngày càng nhiều mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Để nắm rõ hơn thực hư về việc này, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ để có buổi làm việc với UBND xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Tại đây, ông Hoàng Hữu Thăng, phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch cho biết: Việc người dân nơi đây lấn chiếm đất lâm nghiệp của Công ty LCN Bắc Quảng Bình quản lý là có, nhưng các hộ dân nơi đây chiếm đất là mong muốn được hợp tác với công ty để được trồng rừng, tạo thêm thu nhập và cái này xã cũng đã có báo cáo về để huyện biết để có phương án xử lý rồi.

Khi được đặt câu hỏi về việc đất của Công ty LCN BQB đang sử dụng sai mục đích, vậy UBND xã có biết không? Xã đã lập biên bản, đã có biện pháp cưỡng chế hay báo cáo tham mưu để UBND cấp huyện và cấp cao hơn có biện pháp xử lý và yêu cầu công ty sử dụng đất đúng như mục đích đã đăng ký sử dụng? thì phóng viên chỉ nhận được cái cười trừ của lãnh đạo Ủy ban và cán bộ địa chính nơi đây.

Vậy, tại sao Công ty LCN BQB lại để xảy ra nhưng việc như vậy và để tồn tại cho đến bay giờ. Có hay chăng việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của công ty chưa hiệu quả, cố ý làm ngơ, hay vì lợi ích nào đó để những sai phạm đó tồn tại cho đến bay giờ ?!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.