moitruongplus Theo lãnh đạo UBND xã Ngọc Hồi, việc san lấp bằng vật liệu thải và xây dựng nhà xưởng trái phép diện tích hơn 600m2 tại Tổ hợp Ga Ngọc Hồi được xã phát hiện ngay, nhưng khó xử lý do nhiều yếu tố... Hiện xã đã ra quyết định cưỡng chế vào cuối tháng 7 này.


Một khu đất trũng rộng lớn tại dự án Tổ hợp Ga Ngọc Hồi đã được san lấp hoàn toàn bằng các vật liệu thải lẫn rác thải, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và đang trong quá trình dựng nhà xưởng (Ảnh chụp tháng 6/2023)

Ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam những ngày đầu tháng 6/2023 cho thấy: một khu đất trũng rộng lớn trong khuôn viên dự án Tổ hợp Ga Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đang bị san lấp bằng các loại vật liệu thải, lẫn rác thải. 


Tại đây san lấp mặt bằng hoàn toàn bằng các vật liệu thải, lẫn rác thải...

Đặc biệt sau đó, tại khu vực đất san lấp này "mọc” lên một nhà xưởng lớn bằng tôn.

Bên ngoài xưởng tôn này trở thành nơi tập kết vô số rác thải rắn là thủy tinh vỡ được vứt tứ tung, gây nguy hiểm cho bất cứ ai không may dẫm đạp phải.


Hiện tại trong khuôn viên san lấp đã hình thành một nhà xưởng lớn.


Bên ngoài xưởng là vô số các chai lọ thủy tinh vỡ được tập kết về đây.

Nhằm có thông tin khách quan về sự việc và để tuyên truyền đúng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực môi trường, đô thị và khu công nghiệp, PV đã liên hệ để được tiếp nhận thông tin qua UBND xã Ngọc Hồi.

Sau đó, PV được sắp xếp để trao đổi thông tin cùng ông Nguyễn Việt Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Hồi ngày 18/7/2023.

Ông Hưng cho biết: vị trí đó nằm trong Tổ hợp ga Ngọc Hồi đã được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Công tác hỗ trợ bồi thường đã được hoàn thành từ năm 2018. Phần diện tích này hiện nay do Trung tâm Phát triển Quỹ đất của huyện Thanh Trì đang quản lý. Còn về quản lý nhà nước thì UBND xã, chính quyền địa phương là những người đang chịu trách nhiệm ở đó.

Cụ thể về vi phạm tại đây, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Hồi Nguyễn Việt Hưng nêu: "Vị trí đó, Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện chưa cho thuê. Đang làm các thủ tục để cho thuê.

Trong khu vực này nếu có cho thuê, đương nhiên là sẽ không được xây xưởng rồi. Đối với xã, chúng tôi đang lập hồ sơ để xử lý rồi.

Chỗ kính, thủy tinh đó người ta đưa vào để chế biến chứ không phải để san lấp. Chúng tôi đang kiểm tra và yêu cầu dừng hoạt động.

Vấn đề san lấp thì là địa bàn rộng, có những đối tượng lợi dụng đêm khuya đổ trộm bùn đất, chạc ra khu vực đấy nên khó bắt quả tang để xử lý. Vì khi xử lý vi phạm theo nghị định 188, thì phải bắt được tận tay đang đổ thì mới có căn cứ xử lý vi phạm hành chính.

Còn vi phạm về xây dựng thì rơi vào khoảng cách đây hơn 1 tháng. Hiện chúng tôi vẫn đang làm các quy trình để xử lý theo các quy định của pháp luật.

Ông Hưng khẳng định: "khi bắt đầu xây dựng xưởng chúng tôi đã nắm được và lập hồ sơ ngay từ ban đầu”.

PV thắc mắc việc tại sao khi vi phạm manh mún đang dựng cột, UBND xã Ngọc Hồi đã nắm bắt được và thiết lập hồ sơ để xử lý vi phạm, nhưng sao sự việc không được ngăn chặn, mà vẫn tiếp tục để cho họ dựng lên nhà xưởng to như thế?

Ông Hưng liền phân trần: "Trong vòng 2 hôm họ đã làm xong rồi. Bây giờ toàn sắt hàn sẵn mang đến. Có những chỗ còn hàn sẵn nhà khung ở đâu rồi mang máy cẩu đển đặt luôn ở đấy. Có thể trong vòng hàng tiếng đồng hồ đã thành cái nhà rồi.

Kiểm tra ban đầu thì họ xây dựng nhà xưởng vi phạm trên diện tích hơn 600m2.

Quan trọng là khi phát hiện ra, anh em trong tổ đã thiết lập hồ sơ ban đầu để xử lý vi phạm hành chính theo quy trình của Nghị định 118.

Xã chúng tôi hiện tại đã ban hành quyết định cưỡng chế rồi và đang xây dựng kế hoạch để tiến hành tổ chức. Quan điểm là không bao che và sẽ xử lý cương quyết. Dự trù thời gian thực hiện vào cuối tháng này (cuối tháng 7/2023 – PV)”.

Sau đó, ông Hưng cho biết sẽ chuyển cho PV các giấy tờ liên quan đến văn bản thiết lập vi phạm, quyết định cưỡng chế qua hòm thư điện tử. Nhưng mấy ngày sau, qua nhiều lần liên hệ điện thoại và nhắn tin, PV đều không nhận được phản hồi từ ông Nguyễn Việt Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Hồi.

Về dung này, Ban Biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng đã gửi Giấy giới thiệu liên hệ để được tiếp nhận thông tin qua UBND huyện Thanh Trì ngày 18/7/2023.

Vậy UBND huyện Thanh Trì và các phòng ban chuyên môn liên quan sẽ vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm: san lấp bằng vật liệu thải, sơ chế chất thải rắn là thủy tinh và xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất dự án, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường như thế nào?

Những kết quả sẽ tiếp tục được Ban Biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải ở bài báo sau!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.