moitruongplus Gần đây, trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk xuất hiện tình trạng một số trang trại nuôi heo tập trung quy mô lớn nhưng chưa thực hiện đúng , đầy đủ biện pháp bảo vệ môi trường, khiến người dân kêu trời vì tình trạng ô nhiễm trầm trọng trong khu dân cư.
Điển hình là trường hợp trang trại nuôi đến hàng nghìn con tại xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk đang "bức tử” môi trường, khiến người dân phải sống trong cảnh mùi hôi thối bủa vây. Nguy hiểm hơn, nước thải và phân heo chỉ được xử lý sơ sài rồi thải thẳng ra môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sức khoẻ của người dân nơi đây.
Đường vào trang trại heo nơi người dân phản ánh .ảnh: Huy Vũ
Theo phản ánh của người dân buôn Sah, xã Ea Bông, huyện Krông Ana lâu nay, họ luôn phải sống trong ô nhiễm bởi mùi hôi, thối từ trại nuôi heo trong khu vực.
Việc xả thải qua các đường ống nhưng chỉ được xử lý sơ sài rồi xả thẳng ra các bể chứa chất thải nên nước thải vẫn có màu đen kịt, đặc quánh và bốc mùi hôi thối. Nhiều người dân nơi này đang phải sống trong cảnh "nín thở” để bám trụ với nhà và rẫy.
Một người dân (xin được dấu tên) sinh sống gần khu trang trại gay gắt nói: "Nhà tôi ở đây lâu lắm rồi, ở cũng xa trang trại mà có những thời điểm mùi hôi thối nồng nặc. Đặc biệt buổi chiều hoặc khi trở trời, có gió, mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà, gia đình tôi phải đóng kín cửa, đêm xuống thời tiết nóng nên khó ngủ vì mùi phân heo bốc vào nhà nồng nặc”.
Chung hoàn cảnh, ông Y.T (người dân buôn Sah) bức xúc cho biết. "Chúng tôi ở đây khổ lắm, ngoài việc phải chịu mùi xú uế thì ruồi, nhặng rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của người già và trẻ nhỏ với các chứng bệnh đường hô hấp, tiêu hóa”.
Có thể thấy, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân nơi đây vì những chất thải. Hiện nhiều người bị viêm mũi, viêm mắt, viêm đường hô hấp mãn do phải sống trong bầu không khí quá ô nhiễm.
Chất thải của trang trại đang chảy ra các bể chứa. Ảnh: Huy Vũ
Từ những bức xúc của người dân, nhóm phóng viên lần theo con đường đến trang trại nói trên. Qua ghi nhận, chúng tôi quan sát thấy khu xử lý chất thải nằm ngoài khuôn viên của trang trại, với các bể chứa không đảm bảo, lại gần nơi tập trung các phương tiện qua lại và nương rẫy nơi canh tác của người dân xung quanh. Toàn bộ nước xả thải của trang trại đều được thải ra các bể chứa chất thải này.
Trang trại này vô cùng quy mô và đồ sộ với hệ thống chuồng trại chăn nuôi cực kì kiên cố gồm 6 nhà lợp mái tôn rộng, liền kề nhau cùng hệ thống quạt thông gió, làm mát. Dự đoán quy mô trang trại này có thể nuôi lên đến hàng nghìn con heo. Mỗi ngày đàn heo này có thể thải ra một lượng phân rất lớn. Cùng với những bể chứa phân heo rất sơ sài liệu có đảm bảo theo đúng những cam kết bảo vệ môi trường hay không? Tại thời điểm nhóm PV chúng tôi có mặt, chất thải đang trực tiếp được xả thải ra các bể chứa. Toàn bộ nước đã chuyển màu đen, bọt nổi trắng xóa, dù bịt 2 lớp khẩu trang dày nhưng vẫn cảm nhận được mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Công trình trang trại heo nơi người dân phản ánh
Qúa bức xúc tình trạng trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn gây ô nhiễm bầu không khí, nguồn nước ăn, nhiều hộ dân đã có ý kiến lên các cơ quan có thẩm quyền để kiến nghị giải quyết. Thế nhưng, vấn đề này qua nhiều năm vẫn rơi vào tình trạng "bặt vô, âm tín”.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 05/07/2023 nhóm PV chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Trần Đình Chiến, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Ông Chiến cho biết, hiện tại anh em gửi thông tin tư liệu tôi sẽ ghi nhân, ngay ngày mai sẽ cho anh em kiểm tra. Hiện tại tôi chưa nắm được đó là trang trại của ai, Tôi sẽ liên hệ với chính quyền xã Ea Bông cùng anh em cơ quan chuyên môn sẽ cho người xuống kiểm tra, sau đó thông tin lại cho phóng viên sau.
Ngay hôm sau ông Chiến đã liên hệ phóng viên trao đổi là đã xuống lập biên bản, nhờ anh em gửi tư liệu video về quá trình xả thải để có phương án xử lý.
Ông Trần Đình Chiến Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện krông Ana tại buổi làm việc với PV ảnh: Tuấn Hải
Thực trạng các trang trạng chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân dù đã được phản ánh gay gắt nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc để xử lý dứt điểm.
Thiết nghĩ, để các trang trại chăn nuôi phát triển bền vững, cần có quy hoạch chăn nuôi. Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để không chỉ bảo vệ môi trường sống cộng đồng mà còn bảo đảm tính thượng tôn pháp luật.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.