moitruongplus Tổng giá trị gói thầu được phê duyệt là 17,726 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thời gian thi công xong trước tháng 3/2023.
Ngày 1/7, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có công văn số 5075/UBND-NN4 về việc, thực hiện các giải pháp tạm thời để khắc phục, xử lý sự cố sạt trượt sông Phó Đáy khu vực Đền Mẫu và trạm bơm Phú Bình II xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch.
Trong văn bản nêu rõ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhận được Báo cáo số 241/BC-SNN&PTNT ngày 1/7/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc đề xuất các giải pháp tạm thời thực hiện để khắc phục xử lý sự cố công trình kè chống sạt lở khu Đền Mẫu (thôn Phú Hậu, xã Sơn Đông).
Ngày 1/7/2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có công văn số 5075/UBND-NN4...
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước giao UBND huyện Lập Thạch chỉ đạo tạm dừng mọi hoạt động liên quan đến khu vực Đền Mẫu (trừ công tác khắc phục sự cố của cơ quan đơn vị có thẩm quyền); Chỉ đạo lực lượng công an, UBND xã Sơn Đông đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; phối hợp với chủ đầu tư trong quá trình khắc phục sự cố.
Khu vực Đền Mẫu (thôn Phú Hậu, xã Sơn Đông) bị sạt lở nhiều chỗ.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp & PTNT tỉnh quay phim, chụp ảnh lại toàn bộ hiện trường trước khi tổ chức tháo dỡ, thu dọn hiện trường một phần các cấu kiện cần thiết để giảm tải cho cung trượt, hạn chế tiếp tục sạt trượt và đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
Một số hạng mục công trình kè xây dựng mới tại khu vực Đền Mẫu đã bị sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng.
Mặt khác, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án xử lý tạm thời để đảm bảo ổn định cho cây Đề và Đền Mẫu; đồng thời lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm năng lực để đề xuất giải pháp khắc phục sự cố đảm bảo an toàn cho khu vực Đền Mẫu và cây Đề di sản.
Trường hợp các giải pháp đề xuất mà không đảm bảo khả thi, chủ đầu tư chủ động xin ý kiến Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, UBND huyện Lập Thạch, UBND xã Sơn Đông tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tháo dỡ, di chuyển cây Đề và Đền Mẫu sang vị trí khác để đảm bảo an toàn (nếu có).
Khu vực sân của Đền Mẫu bị sụt lún, nứt nẻ khắp nơi.
Đặc biệt, Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Nông nghiệp & PTNT (Sở Xây dựng chuyên ngành) lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác giám định để xác định nguyên nhân gây sạt lở và sự cố công trình; báo cáo kết quả giám định, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý với UBND tỉnh; kinh phí thuê tư vấn giám định trước mắt do Chủ đầu tư chi trả.
Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện các trình tự thủ tục và các biện pháp khắc phục đảm bảo theo quy định; kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, chỉ đạo chủ đầu tư khắc phục triệt để các nguy cơ gây mất an toàn về tài sản, tính mạng con người.
Kè bê tông cốt thép cũng bị nứt vỡ.
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số 2724, ngày 30/12/2022, về việc Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sạt trượt sông Phó Đáy khu vực đền mẫu và Trạm bơm Phú Bình II xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch.
Theo quyết định trên, tổng giá trị gói thầu được phê duyệt là 17,726 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian thi công xong trước tháng 3/2023.
Chủ đầu tư dự án là Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Vĩnh Phúc). Đơn vị thi công xây lắp là liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Phú Thành An và Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư xây dựng Long Khánh.
Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế là Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Trung tâm Kiểm định, giám sát công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc là đơn vị tư vấn giám sát.
Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án, ngày 28/6, khu vực đền Mẫu bắt đầu xuất hiện một số vị trí nứt nhỏ tại sân phía ngoài Đền, tại vị trí giữa tường chắn bê tông và mái nghiêng. Chủ đầu tư cùng các đơn vị đã liên tục thực hiện quan trắc chuyển vị ngay sau khi xuất hiện các vết nứt nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng sụt lún khu vực đền diễn ra phức tạp, diễn biến chuyển vị nhanh và liên tục.
Từ 22 – 23h ngày 28/6, toàn bộ các hạng mục công trình kè xây dựng mới ở khu vực Đền Mẫu đã sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng. Phần tường chắn bê tông bị xô đổ hoàn toàn. Khu vực sân phía ngoài đền bị sụt lún; hệ thống lan can, sàn bê tông gãy vỡ nghiêm trọng.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.