moitruongplus Hàng trăm hộ dân đã bỏ ra hàng tỷ đồng để mua đất tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở, phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn, nhưng đến nay đã gần thập kỷ trôi qua họ vẫn chưa được cấp ‘sổ đỏ’, gây bức xúc dư luận.

Sự chờ đợi mỏi mòn

Trước đó, ngày 31/5/2023, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Từ Sơn: ‘Biến tướng’ đất dự án nhà ở thành nhà xưởng, bãi rác tự phát"

(https://www.moitruongvadothi.vn/tu-son-ho-bien-dat-du-an-thanh-nha-xuong-bai-rac-tu-phat-a131233.html). Nội dung bài viết phản ánh khu vực đất quy hoạch vườn hoa, công viên của Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn (sau đây viết tắt là Dự án) có nhiều nhà xưởng và bãi rác tự phát ngang nhiên mọc lên, gây mất an ninh trật tự, nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nặng nề.




Khu nhà xưởng trái phép và bãi rác tự phát nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường 

Ngoài nội dung phản ánh trên, PV cũng nhận được thông tin từ các hộ dân, về việc họ đã trót bỏ ra hàng tỷ đồng để mua đất tại Dự án này nhưng đến nay đã gần 10 năm mà vẫn chưa được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), dù đã thanh toán 100% số tiền trong hợp đồng mua bán với Công ty TNHH dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn (sau đây viết tắt là Công ty).

Theo ông T.V.Q (trú tại TP Từ Sơn), năm 2015, tôi và gia đình được người quen giới thiệu, bà Trịnh Thị Tuyết, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn có dự án khu dân cư tại phường Đông Ngàn đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt trúng đấu giá. Tin tưởng vào "uy tín" của bà Tuyết và Công ty nên tôi đã cùng với người thân gom góp, vay mượn tiền để mua 2 lô đất tại Dự án này. Tổng số tiền trong hợp đồng mua bán là gần 1.5 tỷ đồng, và theo điều khoản trong hợp đồng là sau 9 tháng sẽ được Công ty tách sổ đỏ các thửa đất và sang tên cá nhân cho tôi.

Cũng theo ông T.V.Q, 9 tháng sau, phía Công ty đã không có động thái gì về việc này, nên tôi đã tìm đến Công ty để tìm hiểu nhưng không nhận được câu trả lời xác đáng. Và đến nay đã hơn 8 năm trôi qua, số tiền vay mượn vẫn chưa trả xong và sổ đỏ thì vẫn chỉ là sự hy vọng dài đằng đẵng.


Gần 1 thập kỷ trôi qua, nhưng Giấy CNQSDĐ vẫn đứng tên Công ty TNHH dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của hàng trăm hộ dân.

Còn theo ông Chu Khánh Hưng (trú tại phường Đông Ngàn, TP Từ Sơn), ngày 30/6/2015, gia đình tôi bỏ ra số tiền 641.775.000 đồng để mua một mảnh đất tại Dự án với diện tích 85,75m2. Để có được số tiền mua thửa đất này, gia đình cũng phải vay mượn để mong có một mảnh đất sinh cơ lập nghiệp.

Vì tin tưởng vào lời hứa của bà Tuyết là sau 9 tháng sẽ có sổ đỏ đứng tên chính chủ nên gia đình mới dồn tiền để mua. Ai ngờ đến nay đã gần 10 năm, chúng tôi vẫn phải chịu cảnh có đất mà không thể làm gì trên chính mảnh đất mà mình đã bỏ tiền ra để mua. Gần 10 năm cũng là quãng thời gian mà tôi và hàng trăm hộ dân mua đất Dự án đi gõ cửa Công ty và các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh rất nhiều lần, nhưng nhận lại chỉ là sự thờ ơ và những lời hứa ‘lèo’ của phía Công ty, cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Chính quyền TP Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh nói gì?

Để đi tìm câu trả lời về những quyền lợi, và cả sự bức xúc của hàng trăm hộ dân khi mua đất tại Dự án trên,  PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ làm việc với UBND TP Từ Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH Dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn. Tuy nhiên về phía Công ty, dù PV đã đến tận địa chỉ đăng ký trên hệ thống ở tầng 3, số nhà 92, phố Minh Khai, TP Từ Sơn nhưng không thể liên hệ được với bất kỳ ai, vì tại đây không có bóng dáng của nhân viên công ty, cũng như bảo vệ tòa nhà. Liên lạc qua điện thoại với số điện thoại di động đăng ký trên hệ thống của Công ty thì nhận được câu trả lời, đây là số điện thoại của chuỗi nhà hàng Trâu Ngon Quán, còn cô Tuyết dùng số khác.


Trụ sở Công ty TNHH Dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn không một bóng người.

Về phía UBND TP Từ Sơn, sau khi PV đặt lịch làm việc,  lãnh đạo UBND Thành phố đã giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) làm việc với PV.

Tại buổi làm việc, ông Trần Huy Cương - Trưởng phòng TNMT TP Từ Sơn băn khoăn nói, về việc này đáng lẽ phải giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất mới nắm rõ thông tin, chứ Phòng TNMT cũng chỉ nắm sơ qua về nội dung này.

Tuy nhiên, ông Cương cho biết, hiện tại phía Công ty này vẫn còn đang thiếu số tiền khoảng 9 tỷ đồng do bị phạt không thanh toán tiền trúng đấu giá đúng quy định (tổng số tiền Công ty bị phạt vào khoảng 19 tỷ đồng và đã nộp được khoảng 10 tỷ đồng – PV), vì còn vướng mắc nên chưa thể tách sổ cho người dân.

Theo vị Trưởng phòng TNMT TP Từ Sơn, trước đây, Dự án này cũng đã bị Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vào thanh kiểm tra, và đã kết luận một số vấn đề còn tồn tại. Khi PV đề nghị cung cấp văn bản liên quan đến việc thanh tra này thì ông Cương nói, Phòng TNMT không nắm được văn bản này.


Điều khoản cam kết trong Hợp đồng chuyển nhượng chỉ 9 tháng sẽ tách ‘sổ đỏ’ nhưng gần 10 năm qua quyền lợi của họ vẫn chỉ nằm trên giấy.

Về hướng xử lý những tồn tại liên quan đến Dự án, và đặc biệt là làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân mua đất tại dự án, ông Cương khẳng định, về phía Phòng TNMT sẽ có văn bản tham mưu UBND TP Từ Sơn để sớm giải quyết được quyền lợi của người dân và cũng sẽ gửi cho báo chí văn bản này. 

Ở một diễn biến khác, liên quan đến nội dung PV liên hệ  làm việc, lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh đã giao cho Phòng Quản lý đất đai thuộc Sở để làm việc và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, khi PV liên lạc với Trưởng phòng Quản lý đất đai thì vị này đề nghị PV liên hệ với ông Cường là Phó Phòng.

Mặc dù ông Cường khẳng định, đã được Trưởng phòng giao trách nhiệm làm việc với PV, nhưng nhiều lần liên hệ với vị này đề nghị sắp xếp buổi làm việc, thì ông Cường liên tục lấy lý do bận việc để ‘né’ làm việc với PV.

Có thể thấy, những bức xúc và quyền lợi của hàng trăm hộ dân đang bị xâm phạm tại dự án này là hoàn toàn đúng sự thật. Việc họ phải chờ đợi gần 10 năm để mong có Giấy CNQSDĐ là quãng thời gian quá dài so với lời hứa 9 tháng từ phía Công ty TNHH Dịch vụ Chợ Giàu Đông Ngàn.

Hàng trăm con người với tổng số tiền bỏ ra lên đến hàng trăm tỷ đồng đã phải chờ đợi mỏi mòn suốt gần một thập kỷ dài đằng đẵng, mà không biết đến bao giờ quyền lợi mới được đảm bảo. Câu hỏi này và việc xem xét trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị liên quan (nếu có) khi để bức xúc của người dân kéo dài, xin được gửi tới các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và TP Từ Sơn, mong sao quyền lợi của các hộ dân sớm được hoàn thành.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.