moitruongplus Nhiều năm qua, mùi hôi trong quá trình sản xuất từ nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) khiến cho cuộc sống người dân xung quanh nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người dân sống xung quanh nhà máy bị ảnh hưởng

Theo phản ánh của người dân sinh sống cạnh nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), thời gian qua, họ phải chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy. Hằng ngày, mùi hôi từ nhà máy bốc lên khiến không khí tại khu vực trở nên ngột ngạt, khó thở.


Mùi hôi từ nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông khiến người dân bị ảnh hưởng.

Chị N. làng Iắt, xã Ia Boòng bức xúc cho biết: Nhà máy chế biến mủ cao su này gần khu vực dân cư nên mùi hôi phát ra cả ngày lẫn đêm khiến gia đình về không thể chịu nổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người lớn lớn tuổi trong gia đình.

Bà T. (đề nghị giấu tên), xã Ia Drang cho biết: Gia đình có rẫy trồng cây cà phê giáp với nhà máy nên hằng ngày đi thăm rẫy để cảm nhận được độ nồng nặc của mùi cao su bay từ trong nhà máy ra. Tại khu vực ống xả thải của nhà máy có nhiều chất bã màu đen bám đầy trên đất. Mùi hôi phát tán xung quanh, gió theo hướng nào thì mùi sẽ bay theo hướng đó, những hôm trời nắng nóng, mùi bốc lên càng nặng. Dở khóc dở cười hơn là nhiều lúc đến mùa hái cà phê, gia đình không thể thuê được nhân công hái do mùi hôi quá nồng nặc phát ra từ phía nhà máy khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán.




Khu vực xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông.

Để tìm hiểu thông tin, PV đăng ký làm việc với Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông. Ông Nguyễn Hoàng Tuấn - Trưởng phòng Quản lý chất lượng phụ trách mảng môi trường của Công ty Cao su Chư Prông cho biết: Những năm qua, công ty rất quan tâm chú trọng đến vấn đề nước thải, không có việc xả thải ra môi trường mà chưa qua hệ thông xử lý. Tại khu vực xử lý nước thải của nhà máy chỉ có 2 ống cống, 1 ống xả nước mưa và 1 ống xả nước thải đạt loại B.




Theo như giải thích từ phía Công ty thì những chất bã màu đen bám đầy trên đất là do nước và bọt trong quá trình chữa cháy hồi tháng 3/2022.

Năm 2020, công ty đã xây hệ thống xử lý nước thải gần 40 tỷ đồng, còn những vết đen nằm theo đường nước là do từ tháng 3/2022 có xảy ra vụ cháy Biomas của lò sấy bán nhiệt, bọt, nước chảy ra trong quá trình chữa cháy, xịt rửa của cơ quan chức năng nên các cặn đen bám dính đến bây giờ. Về mùi hôi thì đó là mùi đặc trưng của cao su, chỉ có mùi trong sản xuất chứ không có mùi trong nước thải.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ của Công ty Cao su Chư Prông

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại một số địa điểm thu gom mủ cao su của Công ty cao su Chư Prông: Mủ tươi tại các địa điểm thu gom nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh, khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cụ thể, tại nhà thu gom mủ của đội sản xuất 27 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), nông trường An Phú thuộc Công ty cao su Chư Prông: Mủ cao su sau khi được đưa lên xe bồn chở đi thì phần mủ còn sót lại chảy tràn lan ra bên ngoài mà không được thu gom để xử lý. Tương tự, tại nhà thu gom mủ của đội 35 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), nông trường An Phú: Một lượng lớn mủ cao su chảy thành dòng ra môi trường xung quanh, mủ cao su tại đây nổi bọt trắng xóa bốc mùi hôi và phát tán vào khu dân cư gần đó.








Một lượng lớn mủ cao su chảy thành dòng ra môi trường xung quanh, mủ cao su tại đây nổi bọt trắng tại nhà thu gom mủ của đội 35, nông trường An Phú thuộc Công ty Cao su Chư Prông.






Mủ cao su tại nhà thu gom mủ của đội sản xuất 27, nông trường An Phú sau khi được đưa lên xe bồn chở đi thì phần mủ còn sót lại chảy tràn lan ra bên ngoài mà không được tập kết lại để xử lý.

Làm việc với PV, Ông Đoàn Anh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Boòng cho biết: Về vấn đề xả thải Xã sẽ kiểm tra và nắm lại thông tin. Về mùi hôi thì có xảy ra, bản thân thường xuyên đi qua đoạn phía trước nhà máy nên thường cảm nhận rõ được mùi hôi phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Tuy nhiên, mùi hôi này thì chỉ ghi nhận bằng cảm quan chứ Xã không thể đánh giá về mức độ ô nhiễm, nội dung này nhiều năm trước Xã cũng ghi nhận, và đã báo cáo lên cấp trên. Thời gian đến, Xã chỉ mong cấp trên xuống kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của nhà máy để người dân nơi đây an tâm sản xuất.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.