moitruongplus Việc nhà máy bột giấy VNT19 dự kiến đưa tuyến ống xả thải ra biển Lệ Thuỷ (huyện Bình Sơn) khiến nhiều cử tri tại Quảng Ngãi lo ngại sẽ ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường biển đô thị Vạn Tường.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri huyện Bình Sơn trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2023.
Trong đó, đáng chú ý, cử tri huyện Bình Sơn phản ánh về việc dự án Nhà máy bột giấy VNT19 dự kiến sẽ đưa tuyến ống xả thải ra biển Lệ Thuỷ. Chính vì vậy, cử tri đề nghị tỉnh quan tâm xem xét chuyển hướng tuyến xả thải đi nơi khác, do lo ngại khi xả thải ra biển sẽ ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt của ngư dân và gây ô nhiễm môi trường biển đô thị Vạn Tường.
Trả lời về vấn đề này, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, dự án Nhà máy bột giấy VNT19 được Bộ TNMT phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 2270/QĐ-BTNMT ngày 07/9/2015.
Trong đó, hướng tuyến thoát nước thải của nhà máy được Bộ TNMT phê duyệt từ khu vực xử lý nước thải đi dọc theo tuyến đường vào nhà máy, qua đường Võ Văn Kiệt, đi dọc phía nam ngoài ranh giới mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hướng ra biển tại vịnh Việt Thanh; hướng tuyến này được UBND tỉnh thống nhất tại công văn số 752/UBND-CNXD ngày 19/02/2016.
Đối với công nghệ xử lý nước thải của dự án, theo báo cáo của Công ty Cổ phần Bột - Giấy VNT 19, Hệ thống xử lý nước thải hoàn toàn mới 100% với công nghệ và thiết bị xử lý tốt nhất hiện nay từ Châu Âu do Công ty Aquaflow đến từ Phần Lan (đây là đơn vị đã thiết kế xử lý nước thải cho khoảng 200 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy trên toàn thế giới) thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát lắp đặt, chạy thử và chuyển giao đảm bảo nước thải sau xử lý đạt và tốt hơn tiêu chuẩn của QCVN 12-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
Bên cạnh việc tuân thủ theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, Công ty Cổ phần Bột - Giấy VNT 19 đã bổ sung các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, giám sát, bảo vệ cụ thể như: Nâng công suất của hồ sự cố từ 20.000m3 lên 50.000m3; Bổ sung hồ sinh học với dung tích 25.000m3 tạo hệ thống liên hồ gồm: hồ sự cố và hồ sinh học với sức chứa 75.000 m3 đủ để duy trì họat động và xử lý sự cố trong vòng 03 ngày; Bổ sung hồ nuôi cá kiểm chứng (thả cá, sinh vật phù du, bọ nước, bèo, rong rêu là những động, thực vật, thủy sinh vật chỉ thị rất nhạy cảm với môi trường để kiểm chứng mức độ độc hại của nước thải); Nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp tục được kiểm tra tự động và có camera giám sát tại hai điểm trước hồ sinh học và sau hồ nuôi cá.
Kết quả kiểm tra và hình ảnh được truyền trực tiếp và liên tục 24/7 về Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát.
Dự án nhà máy bột giấy VNT 19 đang trong quá trình xây dựng.
Cũng theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Bột - Giấy VNT 19 đã có văn bản số 1184/VNT19-QLDA ngày 15/11/2022 cam kết với UBND tỉnh, UBND huyện Bình Sơn và chính quyền địa phương các xã về trách nhiệm của Công ty trong trường hợp có bất kỳ vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường xảy ra bởi việc xả thải của Nhà máy, Công ty cam kết khôi phục hiện trạng môi trường, dừng hoạt động, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, dự án nhà máy bột giấy VNT19 do Công ty cổ phần Bột - Giấy VNT19 làm chủ dự án được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 31/3/2011. Dự án có công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm, diện tích đất sử dụng (giai đoạn 1) là 117ha, chủ yếu nằm ở thôn Phú Long (xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư gần 9.900 tỉ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.
Theo dự kiến, đến quý IV/2019, nhà máy này sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Trong quá trình triển khai, dự án này được phát hiện đã nhập máy móc cũ từ một nhà máy ở Châu Âu về lắp ráp. Đồng thời, dự án còn tính lấy 50 ha rừng dừa nước ở xã Bình Phước để làm hồ cung cấp nước.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.