Từ Kỳ - Hải Dương: Trạm trộn bê tông, bãi tập kết than không phép ‘bức tử’ môi trường
Thứ hai, 24/4/2023 | 8:30:59 Sáng
moitruongplusNgay tại chân cầu Vạn ở xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương đang tồn tại một trạm trộn bê tông, bãi tập kết than hoạt động không phép xả thải ‘bức tử’ môi trường, gây ô nhiễm dòng sông Vạn thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải
Theo phản ánh của người dân xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, thời gian qua, ngay tại chân cầu Vạn (sông Vạn thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải) ở xã Minh Đức tồn tại tổ hợp các công trình gồm: trạm trộn bê tông, bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi than hoạt động trên diện tích đất rộng hàng ngàn m2. Quá trình hoạt động đã xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý theo quy định, gây ô nhiễm dòng sông Vạn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản của người dân.
Toàn cảnh trạm trộn bê tông, bãi tập kết than hoạt động không phép ‘bức tử’ môi trường.
Bên cạnh đó, hàng ngày, nhiều lượt xe bồn chở bê tông, xe tải chở cát đá, than chạy rầm rập ra vào khu vực bãi tập kết, khiến đường sá xung quanh bị hư hỏng, môi trường sống của người dân sống quanh khu vực bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi bẩn.
Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại khu vực tổ hợp này là những đống cát, đá, chất cao như núi không được che đậy, nằm ngay sát mép sông Vạn. Các loại xe bồn, xe tải nườm nượp nối đuôi nhau ra vào khu vực, và máy xúc hoạt động tấp nập gây ô nhiễm tiếng ồn rất lớn. Dưới dòng sông nhiều tàu chở cát neo đậu trái phép để bốc xúc, vận chuyển vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất của khu tổ hợp này.
Trạm trộn bê tông, bãi tập kết than hoạt động không phép ‘bức tử’ môi trường, gây ô nhiễm dòng sông Vạn nhưng chính quyền các cấp của huyện Tứ Kỳ không có biện pháp nào ngăn chặn, xử lý, gây bức xúc trong nhân dân.
Đặc biệt, theo ghi nhận thì lượng chất thải, nước thải từ bãi tập kết than, từ hoạt động sản xuất của trạm bê tông và thau rửa xe bồn cũng được xả thẳng xuống dòng sông Vạn mà không hề qua hệ thống xử lý theo quy định. Quan sát và hình ảnh cận cảnh thấy rõ, nguồn nước màu xanh của con sông này bị hòa lẫn với màu trắng đục, nổi váng có màu xám của xi măng chảy xuống từ khu trạm trộn bê tông và màu đen kịt chảy xuống từ bãi tập kết than bùn.
Xe bồn chở bê tông cỡ lớn hoạt động phục vụ trạm trộn bê tông không phép
Ông T.V.H – hộ dân nuôi trồng thủy sản gần đó bức xúc nói: Hàng ngày hoạt động xả thải của bãi tập kết than, trạm trộn bê tông khiến cho tình trạng nước sông bị nổi váng trắng, hoặc đen kịt xảy ra liên tục. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của người dân, huỷ hoại nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản khu vực xung quanh. Không những vậy, gió cuốn xi măng, đất cát, bụi than tỏa ra khắp nơi khiến các hộ dân sống lân cận "nguồn ô nhiễm” này đều phải đóng kín cửa nhà.
Xe tải chở than làm rơi vãi than bùn xuống mặt đường, gây bụi bẩn ô nhiễm
Để làm rõ thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Khuông – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ. Trao đổi về hồ sơ pháp lý hoạt động của trạm trộn bê tông và bãi tập kết than trên, ông Khuông thừa nhận, bãi tập kết than và trạm trộn bê tông này là của Công ty Vạn Phát, hoạt động không phép nhiều năm qua. Đồng thời vị này cho biết, hiện nay, đoàn kiểm tra của tỉnh Hải Dương cũng đang kiểm tra hàng loạt bến bãi trên địa bạn tỉnh.
Cũng tại buổi làm việc, sau khi tiếp nhận hình ảnh thực tế về tình trạng hoạt động tại trạm trộn bê tông, bãi tập kết than xả thải trực tiếp xuống dòng sông Vạn PV đã cung cấp. Ông Khuông khẳng định, chúng tôi sẽ phối hợp Công an huyện Tứ Kỳ để tiến hành xác minh, làm rõ nội dung mà PV cung cấp, phản ánh.
Trong một diễn biến khác, ngoài việc xả thải ‘bức tử’ môi trường như đã nêu trên, hoạt động vận tải tại đây cũng gây nguy cơ rất lớn về mất an toàn giao thông, làm hạ tầng giao thông quanh khu vực bị hư hỏng, xuống cấp. Bởi lẽ, theo quan sát, để các phương tiện là xe bồn chở bê tông, xe tải chở than, VLXD đều phải cua tay áo (hướng từ thị trấn Tứ Kỳ vào) ngay dưới dốc cầu Vạn mới di chuyển được vào khu vực trạm bê tông, bãi tập kết than này.
Các loại xe bồn chở bê tông, xe tải chở than buộc phải cua tay áo (di chuyển từ hướng thị trấn Tứ Kỳ) để di chuyển vào khu trạm trộn bê tông, bãi tập kết than không phép của Công ty Vạn Phát.
Bà Nguyễn Thị M. tỏ ra lo lắng nói: Hàng ngày, vào những giờ tan tầm thì mật độ người và phương tiện lưu thông qua khu vực này rất đông, đặc biệt các cháu học sinh tan học về. Mỗi khi di chuyển qua đoạn này (lối rẽ vào trạm bê tông – PV) là nguy hiểm luôn rình rập, bởi các phương tiện di chuyển từ cầu Vạn xuống dốc sẽ khó kiểm soát được tốc độ, giữ an toàn về khoảng cách khi gặp các xe bồn chở bê tông và xe tải phải phanh gấp, giảm tốc độ để cua gấp tay áo rẽ vào khu vực trạm bê tông.
Trước việc bãi tập kết than, trạm trộn bê tông ngang nhiên hoạt động không phép gây ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông cũng như hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của người dân. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hải Dương và các cấp chính quyền huyện Tứ Kỳ cần sớm có biện pháp quyết liệt để xử lý dứt điểm những vi phạm đã và đang xảy ra tại trạm trộn bê tông trên. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông địa phương cần tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm vi phạm về giao thông, môi trường đối với đoàn xe bồn, xe tải chở than, cát, đá (nếu có).
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.