moitruongplus Hiện nay, dư luận đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương khi để doanh nghiệp huỷ hoại, chiếm tổng cộng gần 220.000 m2 đất rừng phòng hộ, và khai thác trái phép gần 2 triệu khối đất, làm thâm hụt ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng

Doanh nghiệp lộng hành, chưa được cơ quan chức năng xử lý vi phạm

Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về những sai phạm ‘động trời’ tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương làm Chủ đầu tư, hiện, vụ việc đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, đặc biệt là việc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương sẽ chỉ đạo xử lý sai phạm này thế nào.


Dư luận đang lo ngại những hành vi khai thác trái phép gần 2 triệu khối đất, gây thất thu ngân sách hàng trăm tỷ đồng tại Nhà máy nhiệt điện BOT sẽ bị ‘chìm xuồng’.

Theo nội dung phản ánh, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương xác định Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ tại khu vực nông thôn, như sau: Từ ngày 30/3/2019, công ty này đã quản lý, sử dụng 157.305m2 đất rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 02 xã Lê Ninh và Quang Thành, thị xã Kinh Môn nằm trong quy hoạch bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. Điều khiến dư luận ‘sốc’ là khu đất này đã được xây dựng bãi thải xỉ và đưa vào hoạt động một thời gian dài, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Hải Dương đã chỉ ra những dấu hiệu vi phạm về khai thác khoáng sản và hủy hoại 57.234m2 rừng phòng hộ của Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương trong thi công bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương và chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm. Cụ thể:

Vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Vi phạm điều 243 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các hành vi sau:

Hành vi thứ nhất: sử dụng 57.234m2 đất vượt ranh giới quy hoạch là hành vi lấn, chiếm đất, quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Hành vi thứ hai: đào, bóc gỡ 1.952.976,82 m3 đất trong khi chưa được UBND tỉnh Hải Dương cho phép là hành vi khai thác khoảng sản không có giấy phép khai thác, và việc khai thác hàng triệu m3 khoáng sản với giá trị hàng trăm tỷ đồng có thu lợi bất chính hay không cần được làm rõ.

Đến đây, câu hỏi đặt ra, là ai đã ‘bật đèn xanh’ cho doanh nghiệp này ngang nhiên thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật kéo dài trong suốt thời gian dài mà không bị xử lý?


Báo cáo, đề xuất xử lý vi phạm tại Nhà mày nhiệt điện BOT Hải Dương của UBND xã Lê Ninh

Dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai, rừng phòng hộ

Liên quan đến những sai phạm tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, ngày 19/11/2020, UBND xã Lê Ninh đã có văn bản báo cáo gửi UBND thị xã Kinh Môn, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã. Trong đó có nội dung: "Trước tình hình trên(chặt phá rừng, khai thác đất trái phép – PV)UBND xã Lê Ninh  báo cáo lãnh đạo thị xã Kinh Môn và Phòng Tàinguyên và Môi trườngThị xã quan tâm, giúp địa phương báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, kiểm tra thực trạng hoạt động của bãi thải xỉ củanhà máy nhiệt điện để có hướng giải quyết kịp thời”.

Rõ ràng, việc người dân, báo chí và chính quyền xã Lê Ninh đã phát hiện, phản ánh và báo cáo kịp thời những vi phạm rất nghiêm trọng về hiện tượng huỷ hoại rừng, khai thác trái phép tài nguyên đất. Đặc biệt là hoạt động xây dựng các công trình bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương trên diện tích gần 160.000m2 đất rừng phòng hộ khi chưa hoàn tất các thủ tục thuê đất theo quy định. Thế nhưng không hiểu tại sao lãnh đạo UBND thị xã Kinh Môn, cùng lãnh đạo các Sở, ngành và cả UBND tỉnh Hải Dương đều ‘bàng quan’ trước sai phạm, khi không có biện pháp nào được đưa ra để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đây chính là một trong những nguyên nhân thể hiện rõ dấu hiệu buông lỏng quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.


Ai chịu trách nhiệm khi để doanh nghiệp huỷ hoại, chiếm gần 220.000m2 đất rừng phòng hộ để xây dựng công trình tại Nhà máy nhiệt điện BOT, khi chưa hoàn tất các thủ tục giao đất theo quy định của pháp luật.

Trong một diễn biễn khác, do thiếu trách nhiệm trong điều hành, quản lý về xây dựng, đất đai và khi phát hiện vi phạm đã không kiên quyết ngăn chặn, xử lý dứt điểm, ông Nguyễn Xuân Chắc – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc đã bị Huyện ủy Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương quyết định "Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020-2025".

Từ sự việc trên khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, tại sao những sai phạm tương tự xảy ra và tại thị xã Kinh Môn vi phạm còn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần so với sự việc tại huyện Cẩm Giàng, thế nhưng mỗi địa phương lại áp dụng các biện pháp và hướng xử lý vi phạm có sự ‘ưu ái’ khác nhau lớn như vậy (hoặc có thể đã xử lý nhưng không công bố công khai)? Liệu rằng có sự bất bình đẳng trước pháp luật tại tỉnh Hải Dương khi xử lý chính quyền, lãnh đạo và cán bộ để xảy ra vi phạm về quản lý đất đai, xây dựng ở địa phương? Câu trả lời chúng tôi xin chuyển đến Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương.


Công an tỉnh Hải Dương cần sớm khởi tố vụ án để điều tra hành vi khai thác, vận chuyển tiêu thụ trái phép hàng triệu khối đất đi tiêu thụ để thu lợi bất hợp pháp số tiền hàng trăm tỷ đồng?

Vì sao chưa khởi tố vụ án?

Thời gian qua trên địa bàn cả nước nói chung, tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép để thu lợi bất chính xảy ra rất phức tạp, và diễn biễn mỗi nơi một khác. Vì vậy mà cách vào cuộc điều tra, xử lý và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những hành vi vi phạm pháp luật này tại mỗi địa phương cũng có phần khác nhau, nơi quyết liệt, nơi thì ‘bình tĩnh’ xử lý.

Đơn cử một vụ việc vừa mới xảy ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 7/4/2023, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với một cá nhân ở huyện Tam Dương về tội "vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự, khi đối tượng này thực hiện hành vi khai thác không phép và vận chuyển 60m3 đất nhằm san nền công trình kiếm lời.

Nếu đem hành vi khai thác không phép 60m3 của cá nhân trên để so với doanh nghiệp đã thực hiện hành vi đào, bóc gỡ 1.952.976,82 m3 đất khi không có giấy phép khai thác, và việc khai thác hàng triệu m3 khoáng sản là đất nguyên liệu xây dựng với giá trị hàng trăm tỷ đồng;  tội hủy hoại gần 60.000m2 rừng phòng hộ mà Thanh tra tỉnh Hải Dương đã xác định xảy ra tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương thì đúng là rất khập khiễng, bởi lẽ:

Mặc dù hai vụ việc trên có tính chất, mức độ và đối tượng vi phạm pháp luật khác nhau, nhưng về bản chất thì tương đồng. Có lẽ vì thế mà sự vào cuộc điều tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hải Dương có sự quyết liệt và hiệu quả khác nhau?!

Nhưng có một sự thật rằng, mặc dù đã xác định rõ những hành vi vi phạm xảy ra tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, nhưng đến nay đã gần 9 tháng trôi qua kể từ ngày (tháng 8/2022) Thanh tra tỉnh Hải Dương đề xuất hướng xử lý, thì Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã giao Công an tỉnh khởi tố vụ án để điều tra việc này hay chưa và kết quả điều tra, xử lý thế nào? Còn nếu chưa, thì cũng cần công bố công khai nguyên nhân, lý do tại sao đến nay chưa khởi tố vụ án để điều tra làm rõ vi phạm.

Để tránh vụ việc bị ‘chìm xuồng’, gây bức xúc trong dư luận, đồng thời đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương, chúng tôi kính đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương cần sớm công khai kết quả điều tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.