moitruongplus Trên đường Võ Nguyên Giáp đoạn chạy qua xã Bình Minh (Trảng Bom - Đồng Nai) xuất hiện nhiều bãi phế liệu hoạt động trái phép có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trong đó có bãi phế liệu nhựa với diện tích hàng nghìn mét vuông, hoạt động từ nhiều năm nay.
Mới đây, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có phản ánh trong bài: "Trảng Bom (Đồng Nai): Cần kiểm tra, xử lý bãi phế liệu Anh Phong gây ô nhiễm môi trường” về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của bãi phế liệu sắt Anh Phong trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Bãi phế liệu nhựa có quy mô hàng nghìn mét vuông.
Cách đó không xa cũng nằm trên đường Võ Nguyên Giáp đoạn qua xã Bình Minh có bãi tập kết và xử lý phế thải nhựa với quy mô "khủng”. Theo phản ánh của người dân, bãi phế liệu nhựa này đã hoạt động nhiều năm gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nhiều người dân lo lắng nguy cơ hoả hoạn đặc biệt là trong mùa khô sắp tới.
Bãi phế liệu nhựa này đã hoạt động nhiều năm gây ô nhiễm môi trường.
Được sự chỉ dẫn của người dân, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt và thực sự choáng váng trước quy mô khủng bãi phế liệu nhựa này.
Bãi phế liệu này có quy mô kéo dài từ của thửa số 645, 457, 468, 41 đến thửa đất 806 thuộc số tờ 30 tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trong bãi hàng loạt phế liệu nhựa như chai, lọ, các can, thùng… được phân loại và chất cao thành đống. Đồng thời, trong bãi cũng xây dựng một số công trình mái tôn để phục vụ cho việc tập kết, phân loại và xử lý của bãi phế liệu nhựa này.
Xung quanh bãi phế liệu được quây tôn, hoạt động song song với đường Võ Nguyên Giáp.
Tại đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Theo ông Lê Vượng – Phó phòng Tài nguyên và Môi trường: "Hiện trên địa bàn xã Bình Minh chưa có bãi phế liệu nào đăng ký với huyện được cấp phép chấp thuận.”
Như vậy bãi phế liệu nhựa này đang hoạt động trái phép, các công tác về Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường chưa đăng ký và hoạt động dưới sự kiểm tra, cấp phép của cơ quan chức năng địa phương.
Trong khi đó, các sản phẩm làm từ nhựa cũng như phế thải nhựa có đặc tính là bền, khó phân huỷ. Nếu không xử lý đúng cách rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước, đất.
Đồng thời, nhựa cũng là vật liệu dễ bắt lửa, nguy cơ hoả hoạn là rất cao đặc biệt là trong mùa khô. Nguyên nhân cháy tại các bãi, cơ sở phế liệu phần lớn do sự cố chập điện hoặc đốt rác bừa bãi gây cháy lan. Bên cạnh đó, một số cơ sở thu mua phế liệu có điều kiện kinh doanh rất tạm bợ, lực lượng PCCC tại chỗ chủ yếu là người trong gia đình, một số chưa được tập huấn về công tác PCCC… Vì vậy khi xảy ra cháy rất khó kiểm soát ngay từ đầu dẫn đến cháy lan, cháy lớn.
Các bãi phế liệu nhựa này đang hoạt động trái phép nhiều năm nay.
Do đó, việc cấp phép và quản lý của cơ quan chức năng địa phương đối với bãi phế liệu nói chung và bãi phế liệu nhựa nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên bãi phế liệu nhựa trên đường Võ Nguyên Giáp đoạn chạy qua xã Bình Minh, huyện Trảng Bom hoạt động nhiều năm nay mà không được cấp phép hoạt động và kiểm tra công tác chữa cháy cũng không đánh giá tác động môi trường có rất nhiều hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường đến nguy cơ cháy nổ.
Người dân lo lắng nguy cơ hoả hoạn, nhất là vào mùa khô.
Vậy bãi phế liệu nhựa hoạt động trái phép trong nhiều năm, chính quyền xã Bình Minh và huyện Trảng Bom có thanh kiểm tra hay không? Trách nhiệm UBND huyện Trảng Bom và xã Bình Minh đến đâu khi để các bãi phế liệu nói chung và bãi phế liệu nhựa nói riêng hoạt động ngang nhiên trong thời gian qua?
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.