moitruongplus Trước những phản ánh về tình trạng nhếch nhác, nhiều quán nhậu, cà phê xuất hiện tại Công viên văn hóa An Hòa, Giám đốc Ban Quản lý công viên này cho rằng cần có phương án phù hợp để khắc phục, cứu lấy công viên.

Ngày 19/3, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Lê Quang Nghĩa – Giám đốc Công viên văn hóa An Hòa, thừa nhận những vấn đề báo chí nêu là đúng thực trạng đang tồn tại ở công viên này. Theo quy hoạch, công viên có diện tích hơn 39 ha, tuy nhiên, thực tế hiện nay thì không còn đúng với con số trên. Nhiều khu vui chơi giải trí đã xuống cấp, hư hỏng, đang chờ thanh lý phế liệu. Hạ tầng, cảnh quan trong tình trạng bị bỏ phế nhiều năm không được đầu tư, tái thiết. Một số động vật hoang dã đã được đưa về Hòn Me (Hòn Đất) do đợt dịch vừa qua.

Riêng về vấn đề hồ nước ô nhiễm, ông Nghĩa cho biết hiện không có phương án khắc phục. "Hồ này trước rất trong và sạch, là nơi hoạt động các trò chơi dưới nước, câu cá... Quanh hồ còn có xây kè hàng trăm tỷ đồng, nhưng toàn bộ công trình đã sạt lở từ nhiều năm trước. Nhất là thời gian tạm ngưng hoạt động do dịch bệnh Covid-19, hồ bỏ không nên mọc rất nhiều rong, hiện chưa có biện pháp khắc phục”, ông Nghĩa thừa nhận.


Cần có phương án để cứu công viên văn hóa An Hòa trước tình hình hiện tại.

Giải thích về hàng loạt các ki ốt, quán nhậu… đang tồn tại nơi đây, ông Nghĩa cho biết Công viên văn hóa An Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu. Hiện cả Ban Giám đốc và nhân viên có tổng số 21 người, trong đó có 8 biên chế, 7 hợp đồng lao động hưởng lương ngân sách, 6 hợp đồng lao động hưởng lương từ nguồn thu của công viên. Do đó, việc cho thuê mặt bằng là để đảm bảo các kinh phí hoạt động trong khi chờ đợi cấp trên có phương án quy hoạch lại công viên này.

Theo ông Nghĩa, năm 2022, tổng thu của Công viên chỉ có 1,7 tỷ đồng, chủ yếu là từ các hoạt động hội Xuân từ 30 đến mùng 6 Tết. Nguồn thứ 2 là cho thuê hồ bơi, nhà hàng tiệc cưới, sân khấu tổ chức sự kiện… Riêng phần cho thuê mặt bằng bán giải khát và quán ăn gia đình thì thu không đáng kể, chỉ trên dưới 20 hộ, giá thuê từ 1-2 triệu đồng/tháng. Có một quán cho thuê hơn 6 triệu đồng/tháng đã thanh lý hợp đồng và hiện chưa cho ai thuê. Các trường hợp thuê mặt bằng kinh doanh đều có hợp đồng ngắn hạn và không qua đấu thầu, do đề án điều chỉnh quy hoạch công viên hiện chưa được phê duyệt.


Các doanh nghiệp thuê mặt bằng tại đây đều không qua đấu thầu và có hợp đồng ngắn hạn.

Ông Nghĩa cũng thừa nhận, toàn bộ sân chơi dành cho thiếu nhi và người lớn như các khu trò chơi trong công viên hiện đã ngưng hoạt động vì cũ kỹ và hư hỏng, không có kinh phí để mua mới. Ngoài ra, còn rất nhiều hạng mục đang chờ đợi đầu tư như hạ tầng đường, nước và điện chiếu sáng... Tình trạng của công viên hiện nay thiếu thốn trăm bề và nhếch nhác là có thật. Nếu không khắc phục kịp thời thì việc chết dần chết mòn là điều không thể tránh khỏi.

Được biết, năm 2018, tỉnh Kiên Giang kêu gọi đầu tư Dự án công viên văn hóa An Hòa với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Hoàn chỉnh hạ tầng (điện, cấp nước, thoát nước); đầu tư các cụm cảnh quan; các dịch vụ khu vui chơi dưới nước; nhà hàng tiệc cưới... Đồng thời là nơi tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm… Tuy nhiên, từ đó đến nay chưa có nhà đầu tư nào mặn mà trước lời kêu gọi trên.


Cần có phương án cho hồ nước trong công viên.

Trước tình hình như hiện nay, chúng tôi rất mong chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa, sớm đề ra các giải pháp thiết thực để tránh cho công viên lớn nhất tỉnh ngày càng xuống cấp trầm trọng, gây bức xúc trong nhân dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.