moitruongplus Người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm đang bất bình trước việc quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi hoành tráng ngay giữa khu dân cư - trường học, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và học sinh…

Thời gian qua, người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên không chỉ bức xúc trước việc Hợp tác xã chăn nuôi - dịch vụ an toàn Siêu Việt (viết tắt là HTX Siêu Việt), là Chủ đầu tư Dự án Khu chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap (viết tắt là Dự án, tại thôn Giữa, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã biến tướng cho xây dựng nhiều công trình, biệt thự trái phép trên khu đất khoảng 33.404m2 để thực hiện dự án, làm phá vỡ mặt bằng đất canh tác, ảnh hưởng xấu đến môi trường.








Với mật độ xây dựng và các công trình kiểu biệt thự nhà vườn này mà chỉ để phục vụ chăn nuôi lợn thì quá hoành tráng và lãng phí.

Việc quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc, và nằm ngay cạnh trường THPT Văn Lâm, đang là vấn đề nóng khiến người dân địa phương bất an, lo lắng về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến sức khoẻ người dân cũng như giáo viên, học sinh nhà trường trong quá trình giảng dạy và học tập khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động.

Bà Ngô Bích Th., là phụ huynh Trường THPT Văn Lâm bức xúc nói: Không hiểu tại sao họ lại cho phép đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn ngay sát trường học thế. Chúng tôi không lạ gì mức độ gây ô nhiễm của các dự án chăn nuôi này, hàng ngày mùi hôi thối bốc ra thì ở khoảng cách xa hàng km vẫn thấy mùi chứ đừng nói khoảng cách chỉ tính bằng chục mét từ vị trí dự án đến nhà trường. Không thể hình dung được thầy cô, học sinh nhà trường có thể học tập và giảng dạy được với môi trường như thế?


Một công trình dự án chăn nuôi do HTX Siêu Việt làm chủ đầu tư nằm đối diện trường THPT Văn Lâm và chỉ cách nhau vài bước chân.

Đồng tình với phản ánh của bà Th., ông Ngô Văn Đ. nói: Không chỉ nhà trường, mà toàn bộ khu dân cư với hàng trăm nhân khẩu sống quanh khu vực dự án sẽ phải hứng chịu cảnh ô nhiễm thế nào, khi mà tới đây có hàng ngàn con lợn sẽ về "ngự” tại dự án này. Lúc đó, môi trường và sức khoẻ của người dân ai bảo đảm và chịu trách nhiệm?

Một quan điểm, góc nhìn khác từ ông Bùi Hữu B.: Nhìn  hàng loạt công trình mà chủ đầu tư đang triển khai xây dựng, thì rõ ràng đây không phải xây chuồng trại để nuôi lợn, cho lợn ở. Quy hoạch, phân lô xây biệt thự riêng biệt,  bài bản kiểu này mà chỉ để phục vụ chăn nuôi lợn thì hoành tráng và lãng phí quá.

Cũng theo ông B., xây dựng dự án chăn nuôi kiểu gì mà không thấy xây công trình chăn nuôi, nhà kho chứa vật tư và thức ăn chăn nuôi, hố ga, hệ thống xử lý nước thải, hồ chứa nước tập trung...?


Khu đất dự án được phân lô riêng biệt để xây dựng công trình theo mô hình biệt thự nhà vườn, không có dấu hiệu nào có thể nhận thấy nó sinh ra để phục vụ chăn nuôi lợn.

Quả thực, theo quan sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng như toàn cảnh khu vực dự án nhìn từ trên cao, có thể thấy rõ vị trí dự án nằm trọn trong khu dân cư và chỉ cách trường THPT Văn Lâm qua đúng một bên đường. Việc quy hoạch, xây dựng dự án ở vị trí này đúng là rất bất cập. Do đó, việc người dân lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực là điều rất thực tế và  hoàn toàn có cơ sở.

Để đảm bảo quy hoạch các dự án chăn nuôi phù hợp với tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng. Đặc biệt, để ngăn chặn kịp thời dấu diệu lợi dụng chính sách đầu tư để thao túng, sử dụng đất dự án sai mục đích nhằm trục lợi, và gây hệ luỵ tiêu cực về môi trường, thiết nghĩ cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên cần thận trọng xem xét, đánh giá toàn diện, điều chỉnh lại chủ trương đầu tư, xây dựng dự án trên trước khi những hậu quả không thể khắc phục có thể xảy ra.


Quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi giữa khu dân cư, trường học đang gây bức xúc dư luận xã hội

Cưỡng chế, tháo dỡ công trình tại dự án

Liên quan đến các công trình xây dựng trên đất dự án, trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Trần Chu Đức – Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm khẳng định, sẽ buộc cưỡng chế, tháo dỡ các công trình và khu biệt thự "mọc” trái phép trên đất dự án chăn nuôi. Dự kiến hoàn thành việc này trong tháng 3/2023. Ngoài ra, huyện cũng đã kỷ luật hàng loạt lãnh đạo từ xã đến huyện vì dính đến sai phạm. Chi tiết tại bài viết https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-cuong-che-cong-trinh-biet-thu-moc-trai-phep-tren-dat-du-an-chan-nuoi-a124942.html.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải loạt bài viết "Hưng Yên: Biến tướng đất dự án chăn nuôi thành khu biệt thự "khủng” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-bien-tuong-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-khu-biet-thu-khung-a124580.html), và bài "Hưng Yên: Hô biến đất dự án chăn nuôi thành biệt thự khủng – Trách nhiệm của chính quyền đến đâu? (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-ho-bien-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-biet-thu-khung-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-den-dau-a124866.html). Nội dung bài viết phản ánh việc, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nay đã bị biến tướng thành các công trình, khu biệt thự trái phép gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận.

Liên quan đến sai phạm tại dự án, ngày 14/10/2022, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm đã ký Quyết định số 2392/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với HTX Siêu Việt. Theo đó, HTX Siêu Việt bị phạt tổng số tiền là 96.000.000 đồng. Đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc HTX Siêu Việt khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trên. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.