moitruongplus Quá trình thi công Dự án đường Ngô Quyền ở TP Thái Bình, Công ty Phan Quỳnh bị phản ánh thi công sai thiết kế nhằm "rút ruột” công trình, đổ thải không đúng quy định gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường…

Nhiều năm qua tuyến đường Ngô Quyền bị một điểm thắt đoạn giao với đường Lý Thường Kiệt thuộc địa phận phường Trần Lãm, TP Thái Bình, đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, hơn nữa đoạn này có bệnh viện Phục hồi chức năng hàng ngày có hàng trăm lượt người đến thăm khám chữa bệnh.

Nhận thấy đây là tuyến đường huyết mạch của Thành phố, UBND TP Thái Bình đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, lát vỉa hè và thi công đoạn nút thắt dài 61m.

Đơn vị trúng thầu thi công dự án là Công ty  TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Phan Quỳnh (sau đây viết tắt là Công ty Phan Quỳnh, có địa chỉ tại Số 155 D, khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, Thái Bình).


Chiếc xe chở chất thải ra khỏi công trường nhưng chỉ được che phủ rất sơ sài bằng tấm bạt mỏng khiến bùn, đất rơi vãi khắp mặt đường, gây bụi bẩn ô nhiễm.

Quá trình thi công dự án, Công ty Phan Quỳnh bị "tố” hàng loạt vi phạm như: thi công ẩu, thi công sai thiết kế gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình; tại công trường không có biển bảng cảnh báo phân luồng giao thông, các xe tải chở đất từ công trường không được che chắn cẩn thận gây bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt, Công ty Phan Quỳnh có dấu hiệu mang chất thải là bùn, đất của dự án đi bán không đúng quy định để "rút ruột” ngân sách, thu lợi bất hợp pháp.


Do thi công ẩu, sai thiết kế nên Công ty Phan Quỳnh đã phải đào hạng mục kè mái taluy của dự án lên để thi công lại.

Quá trình tìm hiểu sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận nhiều nội dung đúng như những gì mà người dân phản ánh.

Cụ thể, nhà thầu thi công công trình ngay từ đầu đã có dấu hiệu thi công sai thiết kế. Trong đó có hạng mục kè mái taluy, theo thiết kế phải trải tấm vải địa kỹ thuật, sau khi lót vải địa phải rải một lượt đá dăm và cuối cùng mới lắp đặt tấm bê tông đúc.

Nhưng trong quá trình thi công lót vải địa, đơn vị này đã lót chỗ có, chỗ không; việc lẽ ra phải rải đá dăm thì ở đây lại cho thay thế bằng loại vật liệu khác là đá base. Kèm theo đó là việc để sắt thép ngổn ngang, trời nắng cũng như trời mưa không được che đậy dẫn đến việc bị hoen rỉ nhưng vẫn được nhà thầu đưa vào để đúc cống bi.

Ngay sau khi bị người dân phản ánh, Công ty Phan Quỳnh đã lập tức phải đào hạng mục trên để thi công lại. Theo đó, sáng ngày 6/3/2023, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về nguyên nhân tại sao phải đào lên thi công lại hạng mục kè mái taluy ? Một người đàn ông nhận là cán bộ đang chỉ đạo thi công tại công trình cho biết: Chủ đầu tư yêu cầu bóc lên để thi công lại, đo đơn vị thi công không đúng kỹ thuật!

Như vậy có thể khẳng định việc người dân, báo chí phản ánh  sự việc là hoàn toàn chính xác, thế nhưng nhiều ý kiến băn khoăn về việc người dân có thể dễ dàng phát hiện vi phạm của Công ty Phan Quỳnh, thì tại sao Chủ đầu tư, đơn vị giám sát thi công dự án có đầy đủ hồ sơ, bản vẽ thiết kế và đặc biệt là có thẩm quyền, chức năng được giao lại không hề hay biết việc này? 

Liên quan đến sự việc trên, PV đã điện thoại, nhắn tin qua số điện thoại được cho là của Giám đốc Ban QLDA Xây dựng cơ sở hạ tầng TP Thái Bình, và giám đốc Công ty Phan Quỳnh nhưng không nhận được phản hồi từ hai vị này.

Để có thông tin chính xác sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với một lãnh đạo UBND TP Thái Bình. Trả lời thông tin về việc đơn vị thi công buộc phải thi công lại hạng mục công trình dự án, vị này cho biết: Việc này chúng tôi đã giao cho Ban quản lý dự án và việc kiểm tra chúng tôi cũng đã có văn bản chỉ đạo chung toàn diện trên địa bàn Thành phố.


Một cán bộ chỉ đạo thi công tại dự án khẳng định đơn vị thi công công trình không đúng kỹ thuật.

Tiếp đến, về vấn đề xử lý nguồn chất thải của dự án, cũng theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, xe tải chở đất từ công trình đã không đổ thải đúng điểm quy định được cấp phép mà ngang nhiên chở đi bán cho người dân cách đó hàng chục km. Mỗi khi những chiếc xe chở chất thải ra khỏi công trường nhưng không được rửa bánh, lốp và chỉ được che phủ rất sơ sài bằng tấm bạt mỏng bay phất phơ trên thùng xe, do đó quá trình di chuyển khiến bùn, đất rơi vãi khắp mặt đường, gây bụi mù mịt khi trời nắng, trời mưa thì lấm lét bùn đất gây ô nhiễm nặng nề.


Chiếc xe tải chở đất, bùn thải dự án đi bán cho người dân không đúng quy định đã giúp đơn vị thi công thu lợi bất hợp pháp.

Theo quy định thi công dự án thì lượng bùn, đất, phế thải này phải được mang đến đổ đúng nơi quy định, điểm tập kết phải được đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thế nhưng thay vì thực hiện việc đó Công ty Phan Quỳnh đã tự ý chở đất, bùn thải đem đi bán cho người dân với giá từ 200.000 đồng/1 xe. Nếu thực hiện trót lọt hành vi vi phạm này thì Công ty Phan Quỳnh sẽ thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước (chi trả cho việc xử lý lượng chất thải dự án), và thu từ việc bán cho người dân.

Ngoài ra, tại công trường thi công không hề được đặt biển báo, đèn cảnh báo, không có người hướng dẫn phân luồng giao thông; công nhân làm việc không được trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy định. Việc này tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, mất an toàn lao động.

Những việc làm trên của Công ty Phan Quỳnh không chỉ gây bức xúc trong nhân dân, mà có dấu hiệu thi công ẩu, thi công không đúng thiết kế,. Để đảm bảo chất lượng công trình sau khi đưa vào sử dựng, đảm bảo nguồn ngân sách được đầu tư hiệu quả, chúng tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình, UBND TP Thái Bình khẩn trương vào cuộc kiểm tra làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty Phan Quỳnh trong quá trình thi công dự án. Đồng thời làm rõ vai trò, trách nhiệm của Chủ đầu tư, đơn vị quản lý, giám sát tại dự án.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.