moitruongplus "Người dân chúng tôi sắp không chịu được ô nhiễm về mùi và bụi bẩn”, đó là một trong những chia sẻ của người dân sống quanh khu vực Cụm cảng Đa Phúc, phường Thuận Thành, TP. Phổ Yên (nơi được cho là khu vực đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
Theo người dân ở các xóm: Đoàn Kết, Phú Thịnh, Công Thương của phường Thuận Thành, TP.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, thì nhiều năm nay người dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, do bụi bẩn từ hoạt động trung chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp tại Cụm cảng Đa Phúc gây nên.
Có mặt tại khu vực này chỉ trong một ngày, phóng viên ghi nhận được hàng trăm lượt xe tải (đủ các loại) chở hàng hóa, vật liệu xây dựng ra vào cụm cảng Đa Phúc. Trong đó, có nhiều xe tải chở đầy cát, sỏi, khoáng sản mà không hề che chắn nên bụi bẩn vương vãi ra khắp đường.
Cụm công nghiệp số 3 Đa Phúc, phường Thuận Thành, TP.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Điều đáng nói là các hộ dân ở đây thường xuyên đóng kín cửa và quét dọn vệ sinh, nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng bụi bẩn ô nhiễm môi trường do những đoàn xe này gây nên.
Bà Nguyễn Thị Tuyên ở số nhà 29, đường Lý Thiên Bảo, phường Thuận Thành, TP.Phổ Yên chia sẻ: Gia đình tôi đã chuyển về sống tại đây từ năm 1992, khoảng năm 2011 cụm cảng này đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, gia đình tôi và các hộ dân ở đây phải sống trong cảnh bụi bặm, tiếng gầm rú của xe tải (do bùn đất bám vào bánh xe từ cảng lên đường, cùng với đó là vật liệu xây dựng rơi vãi ra khắp đường do không được che chắn).
Không những vậy, mùi hôi thối (từ nước thải của các nhà máy trong Cụm Công nghiệp số 3) cũng xộc lên liên tục, khiến cho người dân nơi đây vô cùng bức xúc.
"Người dân ở đây quá khổ, chúng tôi sắp không chịu được ô nhiễm về mùi và bụi bẩn nữa rồi, mong các cấp chính quyền hãy quan tâm và giúp đỡ chúng tôi”, bà Tuyên bức xúc cho biết.
Mặt khác, ông Nguyễn Văn Chất hiện đang sinh sống ở đường Lý Thiên Bảo (có đất ở giáp danh với Cụm Công nghiệp số 3 Đa Phúc) cũng cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này rất nghiêm trọng, nhiều lần người dân sinh sống ở đây đã có ý kiến với chính quyền địa phương và TP.Phổ Yên, nhưng không được giải quyết”, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực này ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bụi than phủ kín sân nhà ông Nguyễn Văn Chất chỉ sau 1 ngày.
Khổ nhất là mỗi sáng, trước khi đi làm gia đình tôi đều vệ sinh dọn dẹp, nhưng tối trở về thì bụi than đã phủ kín sân.
Đặc biệt, tại tuyến Quốc lộ 3, đoạn chạy qua phường Thuận Thành, đường Lý Thiên Bảo và một số tuyến đường dẫn vào các bến bãi tập kết. Tình trạng bụi bay mịt mù. Hai bên đường, cây cối phủ một lớp bụi trắng xóa là hình ảnh có thể bắt gặp ở khắp nơi.
Xe tải từ trong các bến bãi và cụm CN số 3 Đa Phúc và các bãi bốc dỡ hàng hóa chạy ra làm vật liệu, đất đá, cát sỏi vương vãi đầy đường.
Trao đổi với Giám đốc Ban quản lý Cụm Công nghiệp số 3 Đa Phúc về những nội dung trên thì được biết, cụm công nghiệp này hiện có khoảng 20 doanh nghiệp thuê đất để sản xuất và làm kho bãi. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, khu vực này này vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay hệ thống bể xử lý nước thải mới đang được đầu tư xây dựng, còn khi nào đi vào hoạt động thì chưa biết...
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch UBND phường Thuận Thành cũng cho biết: Mỗi khi người dân phản ánh, lãnh đạo địa phương đều cho cán bộ xuống nhắc nhở và làm việc với các doanh nghiệp, nhưng rất khó để xử lý triệt để.
Trạm chế biến và kinh doanh than Đa Phúc thuộc Công ty kinh doanh than Bắc Thái.
Không những vậy, Trạm trưởng Trạm chế biến và kinh doanh than Đa Phúc cũng thừa nhận: "Hoạt động trong lĩnh vực này thì sao tránh khỏi ô nhiễm, chúng tôi cũng thực hiện các biện pháp làm giảm tình trạng ô nhiễm hết sức có thể rồi... "
Trong khi đó, người dân ở đây còn khẳng định nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn là từ Trạm chế biến và kinh doanh than Đa Phúc (thuộc Công ty kinh doanh than Bắc Thái), bởi mỗi khi trạm chế biến này hoạt động thì gió lại cuốn bụi than bay khắp nơi. Tại bãi than này thường xuyên có những đống than cao cả chục mét không được che đậy, đây cũng là nguyên nhân làm bụi phát tán không khí diện rộng.
Như vậy có thể khẳng định, tình trạng bụi bẩn ô nhiễm môi trường ở khu vực này là có và các cấp chính quyền đều nắm được. Thế nhưng không hiểu vì sao mà nó lại có thể tồn tại trong suốt một thời gian dài? Phải chăng những doanh nghiệp này đang "nhờn" với pháp luật? Hay các cấp chính quyền ở đây đang thiếu quyết liệt trong công tác xử lý?
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.