moitruongplus Hơn 10 năm nay, du khách và người dân tỉnh Quảng Ninh phải xót xa chứng kiến giàn đèn laser chiếu sáng được đầu tư gần 140 tỉ đồng trên vịnh Hạ Long, chỉ vài lần nhấp nháy rồi tắt phụt và "đắp chiếu” hơn 10 năm nay.
Hơn 10 năm nay, người dân và du khách đến khu vực quảng trường 30.10 ở phường Hồng Hải, TP.Hạ Long đều thắc mắc và xót xa chứng kiến hệ thống giàn đèn xung quanh 6 núi đá không hoạt động, nằm trơ trọi, bị xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, các khung sắt bị hoen gỉ gây phản cảm, làm xấu hình ảnh, cảnh quan của vịnh Hạ Long.
Xót xa dàn đèn chiếu sáng hơn trăm tỷ "đắp chiếu” hơn 10 năm
Ông Trần Hữu H. – một cán bộ hưu trí ở phường Hồng Hải, nói: Mặc dù giàn đèn chiếu sáng được lắp đặt từ những năm 2010-2011, nhưng chỉ nhấp nháy được vài lần rồi tắt phụt và từ đó đến nay không thể "nháy” thêm lần nào nữa.
Cũng theo ông H, việc đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dàn đèn này rồi "đắp chiếu” là sự lãng phí rất lớn nguồn ngân sách nhà nước. Chúng tôi không hiểu họ quản lý, giám sát, vận hành dự án kiểu gì khi để sự việc tồn tại kéo dài hơn 10 năm mà không có biện pháp khắc phục, xử lý.
Các khung sắt bị hoen gỉ gây phản cảm, làm xấu cảnh quan của vịnh Hạ Long.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, một lãnh đạo Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, trước đây kinh phí thực hiện dự án này dự kiến sử dụng nguồn ngân sách nhưng hiện nay doanh nghiệp đầu tư đã tặng lại cho tỉnh!?
Tiếp tục tìm hiểu, trao đổi với lãnh đạo Phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, qua điện thoại vị này nói: Do mới được giao phụ trách phòng nên chưa nắm rõ về tình trạng dự án, và sẽ thông tin lại PV sau khi kiểm tra lại hồ sơ.
Sau vài lần nhấp nháy rồi 'tắt ngúm' và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy dàn đèn này sẽ sáng trở lại
Theo tìm hiểu, dự án đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng nghệ thuật tại một số vị trí ven bờ vịnh Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ tháng 2/2010, với tổng mức đầu tư gần 140 tỉ đồng từ ngân sách địa phương và trung ương.
Dự án do nhà thầu là Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Amecc (LISEMCO 2) và Công ty TNHH Du lịch Sơn Lâm thực hiện. Năm 2011, đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch về ban đêm cho du khách thưởng thức.
Tuy nhiên, dàn đèn chiếu sáng trăm tỷ này chỉ sau một vài lần nhấp nháy rồi 'tắt ngúm' và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sáng trở lại.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.