moitruongplus Đây được coi là dự án kiểu mẫu về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện Tiền Hải với diện tích cây xanh và mặt nước được quy hoạch chiếm hơn 10% tổng diện tích đất dự án.
Chỉ sau gần 2 năm vừa thực hiện giải phóng mặt bằng, vừa huy động máy móc, nhân lực tập trung thi công, Công ty Cổ phần Sợi EIFFEL đã cơ bản hoàn thành đầu tư các hạng mục hạ tầng: san lấp, đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc, trạm xử lý nước thải tập trung.
Đại diện Công ty Cổ phần Damsan cho biết: Mặc dù gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nguyên liệu vật tư tăng giá khiến cho chi phí thực hiện dự án đội lên hơn 100 tỷ đồng song Công ty chủ động bố trí nguồn lực, quyết tâm đầu tư đúng tiến độ đã cam kết với UBND tỉnh, sớm đưa dự án vào hoạt động.
Nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã đầu tư và đang nghiên cứu đầu tư vào địa bàn huyện Tiền Hải cho biết, CCN An Ninh có hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh quy mô lớn. Hệ thống đường giao thông được quy hoạch đạt chuẩn: đường gom, đường bao D1 rộng 12,5m, đường trục chính D2 rộng 30m đấu nối trực tiếp với quốc lộ 39B và các đường nội bộ khác D3, N1, N2, N3 được quy hoạch rộng từ 13,5 – 16,5m, mặt đường trải bê tông nhựa Asphalt. Diện tích cây xanh và mặt nước được quy hoạch chiếm hơn 10% tổng diện tích đất dự án vừa tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp vừa bảo vệ môi trường giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN phát triển bền vững.
Là nhà đầu tư nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh và rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường, khi quy hoạch và đầu tư CCN An Ninh, Công ty Cổ phần Sợi EIFFEL đã nhanh chóng thiết kế, đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 2.000m3/ngày đêm với công nghệ hiện đại, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra tự nhiên hoặc được thu hồi phục vụ sản xuất, sinh hoạt của CCN.
Không chỉ có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, CCN An Ninh có rất nhiều lợi thế trong thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động. Ở vị trí cửa ngõ phía Tây huyện Tiền Hải, nằm ngay trên quốc lộ 39B, cách thành phố Thái Bình 16km và cảng Hải Phòng 50km, CCN này tiếp giáp với Khu kinh tế Thái Bình, có khả năng kết nối dễ dàng với tuyến cao tốc đường bộ ven biển và các hạ tầng sẵn có. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho dịch vụ logistic phát triển, hoạt động vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp thông suốt và có nhiều cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư lớn trong khu kinh tế.
Trạm xử lý nước thải tập trung CCN An Ninh, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có công suất xử lý 2.000m3/ngày đêm. Ảnh: Báo Thái Bình
Theo khảo sát của nhà đầu tư hạ tầng, CCN An Ninh nằm trong khu vực dân cư 15 xã, thị trấn của huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương, nguồn nhân lực dồi dào với khoảng trên 10.000 lao động. Thêm vào đó, UBND tỉnh đang có chủ trương cho nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu mở rộng CCN nên có quỹ đất lớn để tiếp nhận và giúp các nhà đầu tư thứ cấp phát triển bền vững trong tương lai.
Nhận thấy CCN An Ninh là điểm đến đầu tư lý tưởng, đến nay, đã có 3 nhà đầu tư thứ cấp xin đầu tư và được chấp thuận cấp phép đầu tư gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn năng lượng xanh AD, Công ty Cổ phần đầu tư An Ninh Thái Bình và Công ty TNHH Tập đoàn Đông Tín Hồ Nam với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích đất thuê 18,2ha, đạt tỷ lệ lấp đầy CCN giai đoạn 1 hơn 52%, dự kiến tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 900 lao động.
Theo tính toán của nhà đầu tư hạ tầng, khi CCN An Ninh hoàn thành cả 3 giai đoạn và đạt tỷ lệ lấp đầy các dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động; doanh thu từ kinh doanh hạ tầng bình quân trong 48 năm đạt hơn 140 tỷ đồng/năm, bình quân nộp ngân sách nhà nước khoảng 28 tỷ đồng/năm.
Thông tin về CCN An Ninh, ông Phạm Ngọc Kế - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết: Huyện có 5 CCN, trong đó CCN An Ninh được cấp ủy, chính quyền huyện xác định là dự án trọng điểm, kiểu mẫu trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút dự án thứ cấp góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Từ khi dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng và xã An Ninh tập trung giải phóng mặt bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ. Do nằm ở vị trí cửa ngõ của huyện nên chúng tôi sẽ tập trung phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và nhà đầu tư hạ tầng định hướng xúc tiến thu hút các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, nộp ngân sách nhà nước lớn vào hoạt động trong CCN này nhằm làm cho diện mạo nông thôn mới ngày càng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân và đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế của huyện ven biển.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.