moitruongplus Theo công bố của Tập đoàn TTP tại các Chứng thư giám định mẫu vật liệu san lấp (VLSL) dự án Green Dragon City II, có mẫu thử nghiệm cho kết quả lên đến 839 kcal/kg nhiệt trị (Giá trị toả nhiệt toàn phần quy khô). Vậy nhiệt trị này sinh ra từ đâu?

Nhiệt trị là đơn vị đo lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng hay 1m3tc nhiên liệu khí. Nhiệt trị được đo lường bằng đơn vị kcal/kg hoặc cal/g. Trong các chỉ tiêu đánh giá và ảnh hưởng đến quá trình đốt cũng như chất lượng than, nhiệt trị là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Nhiệt trị được phân làm 2 loại chính là: nhiệt trị thấp (Qlvt) và nhiệt trị cao (Qlvc).


Cả một mặt bằng rộng lớn của dự án do Tập đoàn TTP làm Chủ đầu tư biến thành màu đen kịt gây mất mỹ quan đô thị, môi trường.

Nhiệt trị trong VLSL dự án Green Dragon City II từ đâu sinh ra?

Theo công bố mới đây của Tập đoàn TTP – Chủ đầu tư dự án Green Dragon City II ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho thấy, Tập đoàn này đã tổ chức lấy 10 mẫu là VLSL tại dự án đi giám định chất lượng. Kết quả giám định thể hiện tại các Chứng thư số 23D05GND00002-01; số 23D05GND00002-02; số 23D05GND00002-03 ngày 04/01/2023 do Vinacontrol Quảng Ninh cấp. Tại Chứng thư số 23D05GND00002-03 cho kết quả giám định 01 mẫu vật liệu lên đến 839 kcal/kg nhiệt trị, và hàm lượng lưu huỳnh tổng quy khô là 0,13% (lưu huỳnh là thành phần cháy trong nhiên liệu). 

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là lượng nhiệt trị 839 kcal/kg trong mẫu vật liệu trên từ đâu sinh ra, có phải do hàm lượng cacbon cố định từ xít than lẫn trong VLSL dự án tạo ra khi thử nghiệm?

Để có căn cứ đánh giá chính xác, khách quan về kết quả giám định các mẫu trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một chuyên gia của Viện đo lường kiểm định có địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Về kết quả giám định tại Chứng thư số 23D05GND00002-03 do Tập đoàn TTP cung cấp. Vị chuyên gia này phân tích: Căn cứ vào kết quả giám định này, chúng ta có thể tính ra được hàm lượng cacbon cố định trong mẫu vật liệu này theo TCVN 9813:2013. Cách tính như sau: Lấy 100% (Tổng mẫu sấy phân tích) - 84,95% (Hàm lượng tro quy khô) – 5,96 (Hàm lượng chất bốc quy khô) = 9,09% (Hàm lượng cacbon cố định).

Như vậy, với kết quả 9,09% hàm lượng cacbon cố định nêu trên, chúng ta có thể thấy hàm lượng cacbon cố định này được sinh ra từ xít than trong quá trình đốt mẫu vật liệu này.

Trả lời câu hỏi của PV, đối với mẫu vật liệu cho ra nhiệt trị như trên thì ngoài việc sử dụng làm VLSL thì có thể sử dụng vào mục đích khác? Vị này cho biết, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng vật liệu này để hoá tro dùng thay clinker (thành phần nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất xi măng - chất kết dính dùng trong xây dựng) trong xi măng, hoặc sử dụng trộn với các thành phần để làm gạch block hay gạch đất sét nung.

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tham khảo thêm ý kiến phân tích, đánh giá về kết quả các mẫu giám định của Tập đoàn TTP. Trao đổi với PV, một Giám định viên đang làm việc tại Vinacontrol Uông Bí, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phân tích: Thực tế khi đốt đất đá bình thường thì vẫn có thể sinh ra nhiệt trị, nhưng lượng nhiệt rất thấp. Nếu phân tích và đối chiếu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về đốt than để đốt đất đá sẽ không ra được con số chính xác, bởi đất đá sẽ không cháy được hết và không đồng đều. Do sinh lượng nhiệt thấp quá nên không cấp được kết quả chính xác.

Cũng theo vị này, đối với những loại vật liệu sau khi thử nghiệm có nhiệt trị từ 400 – 600 kcal/kg người ta vẫn đưa vào đốt gạch bình thường. Vì nó có giá trị sử dụng nên tuỳ vào nhu cầu, mục đích sử dụng của người dùng.

Căn cứ vào kết quả giám định tại các mẫu vật liệu do chính Tập đoàn TTP cung cấp và những ý kiến phân tích, đánh giá của chuyên gia, Giám định viên nêu trên thì có thể thấy việc người dân, báo chí phản ánh dấu hiệu xít than lẫn trong VLSL mặt bằng dự án của Tập đoàn TTP là hoàn toàn có căn cứ khoa học và cơ sở thực tế.


Cần xác định nhiệt trị "khủng” sinh ra tại mẫu vật liệu giám định của Tập đoàn TTP, có phải do hàm lượng cacbon cố định của xít than lẫn trong mẫu VLSL dự án?

Để có câu trả lời chính xác, khách quan sự việc, chúng tôi kính đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cần kiểm tra, phân tích làm rõ kết quả giám định về Giá trị toả nhiệt toàn phần quy khô tại các mẫu vật liệu trên từ đâu sinh ra, có phải do xít than lẫn trong đất, đá thải san lấp mặt bằng dự án tạo ra hay không. Làm sáng tỏ được nội dung này sẽ là câu trả lời chính xác nhất về việc có lẫn xít than trong VLSL dự án của Tập đoàn TTP hay không?

Để lẫn xít than và những khoáng sản có giá trị vào VLSL là vi phạm pháp luật?

Trong một diễn biến khác, ngày 28/12/2022, trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về kết quả xác minh, kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về nghi vấn Tập đoàn TTP sử dụng đất, đá thải mỏ làm VLSL không đúng chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh. Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Quảng Ninh cho biết: Phía Sở cùng liên ngành (gồm: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, Công an tỉnh, UBND TP Cẩm Phả) chỉ mới kiểm tra về công tác môi trường tại dự án,riêng nội dung phản ánh có hay không việc lẫn xít thải, than vào VLSL dự án thì chúng tôi đã giao cho UBND thành phố Cẩm Phả và Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, đi lấy mẫu thử và thông báo kết quả. Đồng thời vị này còn hướng dẫn PV liên hệ với UBND thành phố Cẩm Phả để tìm hiểu về kết quả kiểm tra này.

Cũng theo vị này, trong tất cả các văn bản của tỉnh Quảng Ninh đều quy định không được cho lẫn xít than và những khoáng sản có giá trị vào đó (vật liệu san lấp – PV), nếu họ cố tình để lẫn thì đấy là vi phạm pháp luật, và cần phải xác minh, lấy mẫu ngẫu nhiên.


Chậu nước trong veo đã nhanh chóng biến thành màu đen kịt, bốc mùi hôi khi đổ vào một lượng VLSL tại dự án.


Người dân đến thu nhặt than tại mặt bằng dự án mang về sử dụng, nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn TTP xác minh làm rõ lượng than cục này từ đâu tuồn vào dự án.

Trước nội dung trả lời của vị lãnh đạo này đã khiến chúng tôi bất ngờ, hoang mang và cũng rất khó hiểu. Bởi trước đó, này 5/12/2022, theo nội dung công bố trên cổng thông tin của Sở TNMT Quảng Ninh về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về hoạt động tại dự án của Tập đoàn TTP gây ô nhiễm môi trường (https://www.quangninh.gov.vn/So/sotainguyenmt/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=9812) , và nội dung Văn bản số 6970/TNMT-BVMT ngày 05/12/2022 của Sở TNMT gửi UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xác minh phản ánh của báo chí về việc Tập đoàn TTP sử dụng đất, đá thải mỏ để san lấp mặt bằng Dự án Green Dragon City II có nguy cơ xâm hại cảnh quan, môi trường vịnh Bái Tử Long.


Văn bản số 6970/TNMT-BVMT của Sở TNMT Quảng Ninh có nội dung "tiền hậu bất nhất” với phát ngôn của chính lãnh đạo Sở này khi công bố, cung cấp thông tin sự việc cho báo chí.

Theo đó, cả 02 nội dung đăng tải trên cổng thông tin và văn bản của Sở TNMT cùng liên ngành đều khẳng định nội dung báo chí (trong đó có toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam) phản ánh về việc Tập đoàn TTP sử dụng VLSL không đúng chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh là không có cơ sở.

Thế nhưng, một thực tế là đến ngày 28/12/2022, UBND TP Cẩm Phả và Công an tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có kết quả hoặc chưa công bố kết quả kiểm tra về Tập đoàn TTP sử dụng VLSL không đúng chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh.

Và đến nay toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng chưa nhận được phản hồi về kết quả kiểm tra này. Mặc dù từ cuối năm 2022, PV đã nhiều lần liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND TP Cẩm Phả nhưng đã kéo dài sang năm thứ 2 mà PV vẫn chưa được đơn vị này bố trí buổi làm việc.

Do đó, chúng tôi không thể hiểu căn cứ vào đâu mà ngày 05/12/2022,  Sở TNMT cùng liên ngành của tỉnh Quảng Ninh lại khẳng định chắc nịch rằng cơ quan báo chí phản ánh không có cơ sở về "vấn đề” sử dụng VLSL của Tập đoàn TTP(?). Đây là điều hết sức bất thường!

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin sự việc./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.