moitruongplus Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng tồn tại nhiều hệ lụy, như một vấn nạn xã hội gây nhức nhối trong dư luận, làm "khó” các cấp chính quyền, thậm chí cả Chính phủ và các bộ, ngành.

Mặc dù chính quyền thành phố Hải Phòng nhiều lần ban hành các chủ trương, giải pháp, thậm chí đưa vào Nghị quyết để xóa bỏ vấn nạn này, thậm chí, gắn rõ trách nhiệm chủ tịch UBND quận, huyện, phường, xã, nhưng kết quả đạt được vẫn không chạm đến mục tiêu đặt ra và mong đợi của người dân.

Trong khi những vi phạm tồn đọng, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm thì số công trình vi phạm mới vẫn liên tiếp xuất hiện. Vì sao nó vẫn đang tồn tại, người dân luôn hỏi phải chăng họ có mối quan hệ mới tồn tại được như vậy?

Điển hình khu biệt phủ rộng hàng chục nghìn m2 gồm nhà ở, sân, vườn, đường giao thông, hồ cá, khu để xe cùng với tường rào kiên cố... được xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản tọa lạc tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng. Mặc dù trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu tháo dỡ.


Công trình xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản

Không những người dân phường Tràng Cát, TP Hải Phòng xôn xao về tình trạng khu biệt phủ khang trang, bề thế với nhiều hạng mục được xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản tại bãi sông mà gần như cả người dân ở thành phố mang tên hoa Phượng đỏ cũng bàn tán về việc này. Tại đây , chủ nhân đã tự ý sang nhượng và thi công xây dựng các công trình hạng mục lớn, thay đổi hiện trạng sử dụng đất mặc dù không được cơ quan chức năng hay chính quyền cho phép.

Theo ghi nhận với chính quyền phường Tràng Cát, trước đó phần đất công trình xây dựng trái phép này trước đây là của ông Phạm Văn Đức phường 6, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng đã xây dựng trước đó và chính quyền địa phương đã ra quyết định xử phạt khi mới thi công kè và móng vào ngày 29/6/2020 do Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành ký nhưng chẳng hiểu sao tới nay công trình lại trở thành Khu biệt phủ vào gần 1 năm sau đó.


Trước đó UBND TP.Hải Phòng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1822/QĐ-XPVPHC ông Phạm Văn Đức bị xử phạt 45 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu

Hiện tại phần đất là ông Phạm Văn Đức và ông Đào Văn Huy chuyển nhượng lại cho ông Phạm Sỹ Hưng, sau đó ông Hưng tiếp tục xây dựng, cải tạo, sữa chữa các công trình trên khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Vi phạm các quy định của pháp luật về đê điều, đất đai. 

Được biết, đối với đất nuôi trồng thủy sản, các hộ dân chỉ được phép sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, dựng chòi tạm để trông coi, diện tích không quá 20m2. Nhưng thay vào đó ông Đức và ông Hưng đã hô biến toàn bộ khu đất thành Khu biệt phủ đồ sộ, hoành tráng với bức tường rào kiên cố bao quanh.

Theo quan sát của PV, các hạng mục bên trong công trình đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, công trình được xây dựng và chia thành nhiều Khu biệt thự, lối đi được đổ bê tông, hệ thống đèn điện. Khuôn viên được bày trí rất đẹp mắt, trồng nhiều loại cây to. Ngoài ra, chủ nhân còn cải tạo hồ nước cá cảnh, xung quanh được quây tường rào kiên cố thể hiện gia chủ khá công phu khi đầu tư công trình.


Dù đã bị xử phạt nhưng đến nay công trình trên vẫn được cải tạo hoàn thiện và đưa vào sử dụng trở thành một khu biệt phủ nguy nga

Liên quan đến sai phạm trên, trước đó ngày 29/6/2020 UBND TP Hải Phòng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1822/QĐ-XPVPHC với hành vi vi phạm quy định về xây dựng nhà, công trình trái phép tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng. Theo Quyết định này, ông Đức bị xử phạt 45 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Tiếp đó, ngày 17/3/2021 UBND phường Tràng Cát tiếp tục có biên bản số 07/BB-UBND về việc yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa trái phép theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1775/QĐ-XPVPHC ngày 10/8/2018 của UBND quận Hải An; Quyết định số 1822/QĐ-XPVPHC ngày 29/6/2020 của UBND thành phố.

Tuy nhiên,đến nay, công trình vi phạm này không những không được xử lý dứt điểm mà còn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Thậm chí, còn trở thành một Khu biệt phủ "khủng” nguy nga, tráng lệ với diện tích hàng chục nghìn m2 gồm công trình nhà ở kiên cố, sân vườn, tường bao, hệ thống đèn, đường giao thông...


Người dân rất bức xúc khi công trình sai phạm trên đã tồn tại nhiều năm nhưng việc xử lý lại thiếu quyết liệt

Trao đổi với ông Phạm Công Lượng, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Cát, ông Lượng cho biết: Chính quyền địa phương đã xử lý và yêu cầu hộ ông Đức và ông Hưng thực hiện việc tự tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu. Các công trình đã được tháo dỡ bớt. UBND thành phố cũng có biên bản chỉ đạo về công tác rà soát, tiếp tục cho anh em kiểm tra tiến độ xử lý. Nhưng theo ghi nhận của PV thì công trình đã hoàn thiện nguy nga và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2021.

Dư luận rất bức xúc khi một công trình "khủng” tồn tại nhiều năm qua nhưng việc ngăn chặn, xử lý vi phạm lại rất chậm, thiếu sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của chính quyền địa phương. Thậm chí, chính quyền địa phương đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt nhưng người vi phạm không trả lại hiện trạng đất như ban đầu, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện công trình trái phép để sử dụng.

Từ những sai phạm trên, đề nghị các cơ quan chức năng TP Hải Phòng; UBND quận Hải An; Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng cần có những biện kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Tránh trường hợp dù đã bị xử phạt nhưng sai phạm vẫn tồn tại gây bức xúc trong nhân dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.