moitruongplus Theo phân tích của Tổ chức nghiên cứu độc lập InfluenceMap tại Anh công bố ngày 15/10 chỉ có 15 doanh nghiệp chứng minh được nỗ lực hành động vì chính sách khí hậu tham vọng, cũng như các mức độ chiến lược thực thi chính sách chống BĐKH.
InfluenceMap đã đánh giá hãng nghìn tài liệu bằng chứng và lập "Danh sách A" để đánh giá xem có bao nhiêu trong số hàng trăm doanh nghiệp được hỏi đang vận động hành lang cho các hoạt động nhằm hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu được đề ra trong Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.
Theo đó, chỉ có 15 doanh nghiệp trong danh sách này chứng minh được nỗ lực hành động vì chính sách khí hậu tham vọng, cũng như các mức độ chiến lược thực thi chính sách chống biến đổi khí hậu và thể hiện vai trò đi đầu trong lĩnh vực hoạt động của họ.
Unilever là một trong những doanh nghiệp chứng minh được nỗ lực hành động vì chính sách khí hậu tham vọng. Ảnh: TL
Đáng chú ý, có tới 12 doanh nghiệp trong số này đến từ châu Âu, như nhà sản xuất hóa mỹ phẩm Unilever của Anh và Hà Lan, Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất Ikea của Thụy Điển, công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới Nestle (Thụy Sĩ); các công ty như Enel của Italy, Iberdrola của Tây Ban Nha, EDF của Pháp; hãng thời trang H&M của Thụy Điển. Ngoài ra, còn có nhà sản xuất ô điện Tesla của Mỹ.
Giám đốc Chương trình InfluenceMap, bà Kendra Haven cho biết phần lớn các doanh nghiệp dường như vẫn thờ ơ hoặc chưa ủng hộ mạnh mẽ các hành động chống biến đổi khí hậu.
Bà Haven lưu ý thêm rằng InfluenceMap đã loại bỏ khỏi danh sách trên ngay cả những công ty ủng hộ chống biến đổi khí hậu hiện vẫn còn là thành viên trong các nhóm vận động hành lang cản trở nỗ lực này.
Ông Eliot Whittington, thành viên Nhóm Lãnh đạo Doanh nghiệp tại Viện Lãnh đạo Phát triển Bền vững của Đại học Cambridge, cho rằng điều quan trọng là phải ghi nhận các doanh nghiệp đóng vai trò tích cực trong các nỗ lực vì khí hậu.
Ông nhấn mạnh các doanh nghiệp ngày càng hiểu rằng họ cần phải thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất một cách bền vững vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Hồi tháng 3 năm nay, hãng Nestle đã cam kết giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2030. Về phần mình, công ty Unilever công bố sẽ giảm 50% lượng sử dụng nhựa vào năm 2025, loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong sản phẩm tẩy rửa vào năm 2030 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2039.
Trong khi đó, hãng nội thất Ikea cam kết vào năm 2030 sẽ giảm 15% lượng khí thải so với mức của năm 2016.
Tháng 4 năm nay, Quỹ Ikea đã cam kết quyên góp 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) để giảm phát thải khí nhà kính trong vòng 5 năm.
Ngày càng có nhiều công ty lớn mong muốn quảng bá thông tin về các nỗ lực bảo vệ môi trường của họ, song thực chất nhiều doanh nghiệp chỉ đánh bóng hình ảnh mà không thay đổi cơ bản hoạt động hay các nỗ lực nhằm chống biến đổi khí hậu.
Vào tháng 9 năm nay, Cơ quan quản lý Cạnh tranh và Thị trường của Anh cảnh báo các doanh nghiệp đưa ra các "cam kết xanh" nhưng không thực hiện cam kết đó có thể sẽ phải đối diện với các biện pháp trừng phạt./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.