moitruongplus Sở KH&ĐT đang tham mưu Kế hoạch phục hồi và xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế căn cứ theo lộ trình chuyển trạng thái trong tình hình mới.
Sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng, các doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất để đảm bảo các đơn hàng mới, phục hồi sản xuất. Đại diện Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, đến nay đã có hơn 95% DN trong 9 KCN trên địa bàn đã hoạt động bình thường. 661 DN đều thành lập Ban chỉ đạo COVID-19 tại DN với 3.600 tổ COVID an toàn. Việc phủ sóng vắc xin mũi 1 đạt 97%; mũi 2 đạt 48% số đã tiêm mũi 1.
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời gian tới thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ DN kết nối, đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tiếp tục được ưu tiên; đồng thời, thành phố đôn đốc tiến độ xây dựng các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo sự liên kết với các địa phương trong Vùng Thủ đô.
Sau khi bỏ phương án "3 tại chỗ”, mọi hoạt động của công nhân gần như đã trở lại bình thường. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong xét nghiệm để đi lại giữa các tỉnh với Hà Nội nên nhiều doanh nghiệp vẫn cần tuyển dụng thêm người lao động.
Mong muốn của DN hiện nay là Chính phủ và thành phố Hà Nội hỗ trợ DN chủ động xét nghiệm, có chính sách tối ưu cho logistics, giảm giá thuê vỏ container và dịch vụ vận chuyển. Đồng thời sớm có thông tin về chiến lược, chính sách phòng chống dịch để DN nắm bắt kịp thời, chủ động điều chỉnh trong sản xuất kinh doanh.
Đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) thông tin: Đơn vị đang tham mưu Kế hoạch phục hồi và xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế căn cứ theo lộ trình chuyển trạng thái trong tình hình mới.
Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho DN FDI, Sở KH&ĐT đã tham mưu UBND thành phố một số biện pháp hỗ trợ như: Tạm dừng không thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính đối với các DN FDI trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện cho các DN tập trung xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh.
TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) cho rằng, để các DN đẩy mạnh hoạt động sản xuất giải pháp căn cơ vẫn là "phủ sóng” vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng. Phó Chủ tịch Hanoisme cũng đề nghị Hà Nội có thể kéo dài các chính sách miễn, giảm, giãn hoãn thuế, lãi suất đến cuối 2022 để DN có đủ thời gian hồi phục và cần tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa, tín dụng hỗ trợ DN./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.